Thứ sáu, 29/03/2024 19:01 (GMT+7)
Thứ hai, 02/12/2019 08:30 (GMT+7)

Nước biển dâng cao ngày càng đáng báo động

Theo dõi KTMT trên

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Communications cho biết băng tan ở Nam Cực là nguyên nhân chính làm nước biển dâng cao so với thời kỳ đỉnh điểm cuối cùng ở 10.000 năm trước.

Nam Cực từ lâu được ví như “người khổng lồ ngủ say trên biển”. Các tảng băng ở Nam Cực có thể thay đổi nhanh chóng, ảnh hưởng đến thế giới sinh vật và cấu trúc biển trong tương lai.

Cột mốc của Trái Đất bao gồm thời kỳ băng giá (thời kỳ băng hà). Lúc này phần lớn thế giới được bao phủ bởi các tảng băng. Thời kỳ ấm áp - khi băng tan và mực nước biển dâng cao.

Trái Đất trong thời kỳ gian băng (Trái Đất dần ấm lên) khoảng 10.000 năm trước. Tuy nhiên, khí thải từ nhà kính trong hơn 200 năm qua đã làm biến đổi khí hậu nhanh và cực đoan hơn. Điều này có nghĩa, mực nước biển sẽ ngày càng tăng và dần mất kiểm soát.

Các nhà khoa học đã kiểm tra dữ liệu cách đây 125.000 - 118.000 năm. Mỗi thế kỷ, mực nước biển tăng lên tới 3 m, vượt xa mức tăng 0,3 m trong suốt 150 năm qua.

Sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang hàng ngày gây ra sự nóng lên của Trái Đất, kéo theo đó là vô số hệ lụy như băng tan, nước biển dâng cao... Chỉ trong thập kỷ vừa qua, tốc độ gia tăng của mực nước biển đã tăng gần gấp 3 lần so với thế kỷ trước.

Nước biển dâng cao ngày càng đáng báo động - Ảnh 1

Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, do tác động trực tiếp của tình trạng biến đổi khí hậu, mực nước biển trên đại dương toàn cầu đã tăng từ 15-20 cm kể từ năm 1900. Cho đến gần đây, mực nước biển gia tăng là do thể tích nước tăng lên vì nền nhiệt cao hơn.

Ngày nay, hiện tượng các sông băng bị tan chảy, đặc biệt các tảng băng ở đỉnh Greenland ở Bắc Đại Tây Dương và Nam Cực tan chảy đã trở thành nguyên nhân chính khiến mực nước biển dâng nhanh.

Báo cáo mới của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chỉ ra, đến giữa thế kỷ này, những trận lũ lụt và sóng cực lớn từng xảy ra một trăm năm một lần có thể xảy ra hàng năm, Independent hôm 26/9 đưa tin. Hàng trăm triệu người sống ở vùng đất thấp gần biển sẽ phải đối mặt với nhiều cơn bão hơn.

Nước biển dâng cao ngày càng đáng báo động - Ảnh 2
Băng đang biến mất nhanh chưa từng thấy.

Để làm báo cáo, hơn 100 tác giả từ 36 nước đã xem khoảng 7.000 nghiên cứu khoa học về hai yếu tố quan trọng tác động đến khí hậu, đại dương và băng quyển. "Biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng nên Trái Đất rất khó bảo tồn được trữ lượng băng tự nhiên, hay băng quyển", tiến sĩ Helene Hewitt tại Cơ quan thời tiết Anh cho biết. Nước tan từ các sông và dải băng hiện là nguồn lớn nhất khiến mực nước biển toàn cầu tăng.

Các chuyên gia dự đoán nếu lượng khí thải cao, đến năm 2300, nước biển sẽ dâng lên vài mét và hàng tỉ người mất nhà cửa. Cuối thế kỷ này, thiệt hại hàng năm ở vùng ven biển do lũ lụt dự kiến tăng 100-1.000 lần. Một số đảo quốc có khả năng sẽ không thể sinh sống được.

Trong thế kỷ 20, mực nước biển toàn cầu dâng lên khoảng 15 cm. Tuy nhiên, tốc độ dâng hiện nay là 3,6 mm/năm, nhanh hơn gấp đôi và thậm chí vẫn đang tăng khi dải băng Greenland và Nam Cực tan chảy. Năm 2100, mực nước biển có thể dâng 30-60 cm nếu khí nhà kính giảm mạnh và tình trạng ấm lên toàn cầu được kiểm soát. Trong trường hợp lượng khí thải tiếp tục cao, mực nước biển sẽ dâng lên 60-110 cm.

"Băng đang biến mất nhanh chưa từng thấy. Băng trên một số dãy núi như Alps có thể hoàn toàn tan chảy vào năm 2100", giáo sư Jonathan Bamber tại Đại học Bristol nhận định.

Các đợt sóng nhiệt biển có thể xuất hiện nhiều gấp đôi so với năm 1982, cường độ cũng mạnh hơn. Nạn cháy rừng diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở đài nguyên, rừng cây phía bắc và một số vùng núi.

Bạn đang đọc bài viết Nước biển dâng cao ngày càng đáng báo động. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.