Thứ bảy, 23/11/2024 12:12 (GMT+7)
Thứ bảy, 02/12/2023 09:22 (GMT+7)

Nhà văn Mị Dung: “Tôi muốn dâng một đóa hoa đồng nội cho tình yêu hòa bình của nhân loại”

Theo dõi KTMT trên

“Ngẩng mặt nhìn mặt” dù được chấp bút bởi một tác giả trẻ nhưng rất đáng để đọc và ngẫm nghĩ, từ đó rút ra những “lẽ đời” bình dị nhưng sâu sắc.

Trong chương trình “Tình người trong tôi - Tri ân doanh nhân và nghệ sĩ” ngày 29/11, tác giả trẻ Mị Dung đã ra mắt tác phẩm đầu tay “Ngẩng mặt nhìn mặt”.

Nữ nhà văn 9X bước qua khó khăn để viết về đề tài...hậu chiến tranh

Được biết, tác phẩm “Ngẩng mặt nhìn mặt” là truyện dài đầu tay của tác giả Mị Dung do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Tác phẩm có nội dung xoay quanh cuộc sống của những con người ở cả hai phía trong giai đoạn hậu chiến 1975. Đề tài hậu chiến là nội dung khó đối với một tác giả trẻ như Mị Dung (sinh năm 1991).

“Để có những tư liệu viết nên tác phẩm, tôi đã đi gặp gỡ nhiều người để phỏng vấn, lượm lặt, ghi chép, xâu chuỗi thông tin suốt gần 3 năm ròng. Tôi viết về hậu chiến với trái tim đầy nữ tính của một gái đất võ Bình Định”, Mị Dung chia sẻ cùng độc giả yêu quý trong ngày ra mắt tác phẩm.

Qua tác phẩm, mỗi câu chữ được chắt lọc đúc kết từ những ký ức của thế hệ đi trước. Nữ nhà văn trẻ mong muốn gửi gắm “tình người” vào tác phẩm của mình.

Nhà văn Mị Dung: “Tôi muốn dâng một đóa hoa đồng nội cho tình yêu hòa bình của nhân loại” - Ảnh 1
Trong chương trình “Tình người trong tôi - Tri ân doanh nhân và nghệ sĩ” ngày 29/11, tác giả trẻ Mị Dung đã ra mắt tác phẩm đầu tay “Ngẩng mặt nhìn mặt”.

Giọng văn dù được kể bằng quan sát, góc nhìn của một cô bé mới lớn (Nga, 13 tuổi) nhưng đây không phải là truyện dài dành cho tuổi mới lớn vì có tính xã hội rộng.

Nội dung tác phẩm xoay quanh cuộc mưu sinh của những con người ở cả hai phía, bên thua và bên thắng sau cuộc chiến 1975. Cốt truyện không quá gay cấn, nhưng lại thu hút bởi những tình tiết rất đời thường, có chỗ rất cảm động...

Với lối hành văn rất “dân dã” đã lôi cuốn người đọc vào cuộc cùng tác giả, như được sống trong những ngày tháng đầy biến động, đầy nghi hoặc, đầy chật vật… sau cuộc chiến.

Nhà văn Mị Dung: “Tôi muốn dâng một đóa hoa đồng nội cho tình yêu hòa bình của nhân loại” - Ảnh 2
 Nhà văn Mị Dung chia sẻ về những khó khăn khi viết tác phẩm đầu tay “Ngẩng mặt nhìn mặt”.

Và với cái tâm rất nhân văn, tác giả đã mô tả cuộc sống đời thường của các nhân vật một cách tự nhiên như nó đã và đang xảy ra… và từ đó đúc kết ra một vài nhận xét “triết lý” như những bài học của cuộc sống.

Tôi đã trằn trọc nhiều để chốt và chọn...“Ngẩng mặt nhìn mặt”?

Đó là cái tên được Nhà văn Nguyễn Trí gợi ý. Ban đầu ông gợi ý là Ngẩng mặt lên nhìn mặt, tôi đã mất một đêm trằn trọc để chốt lại là Ngẩng mặt nhìn mặt.

Nhà văn Mị Dung: “Tôi muốn dâng một đóa hoa đồng nội cho tình yêu hòa bình của nhân loại” - Ảnh 3

Cũng như bức tranh được Họa sĩ Đinh Trường Chinh (con trai cố họa sĩ Đinh Cường) từ bên Mỹ gửi về để làm ảnh bìa cho tác phẩm của tôi. Trong nhan đề này ẩn chứa rất nhiều ý tứ mà tôi tin bạn đọc sẽ đủ sức để chiêm nghiệm nó khi cầm trên tay và đọc tác phẩm.

Có thể nhận thấy, đề tài lịch sử là một đề tài rất khó để đi hết và hiểu tận cùng của sự việc, diễn biến, bối cảnh và càng khó hơn với một nữ nhà văn trẻ như Mị Dung. Tuy nhiên, Mị Dung có một cá tính từ hồi còn bé là luôn luôn làm những việc khó thậm chí thật khó và nó đã có như vậy rồi.

Mị Dung chia sẻ với chúng tôi: “Đôi khi tôi cũng cảm thấy cái bản thân mình thật là kỳ cục, thường hay đi hỏi những cái điều ít ai quan tâm, hỏi rất là kỹ, hỏi đi hỏi tới, gọi là đi tới chân tôi kẻ tóc đó.

Nhưng bây giờ lớn lên thì tôi mới thấy rằng thực ra công việc viết lách cần một đức tính là “làm sao đi tới từng chi tiết”.

Nhờ vậy, khi đặt bút mình viết thì ngòi bút sẽ nhân văn hơn, rõ nét hơn. Từ đó, người đọc người nghe có thể tưởng tượng ra được tình cảnh của nhân vật trong tác phẩm và lời gửi gắm trong nhưng dòng viết ấy”.

Nhà văn Mị Dung: “Tôi muốn dâng một đóa hoa đồng nội cho tình yêu hòa bình của nhân loại” - Ảnh 4
Buổi ra mắt tác phẩm còn có sự góp mặt của nhiều "cây đa, cây đề" trong làng văn, làng báo.

"Ngẩng mặt nhìn mặt" là một tác phẩm rất nên đọc và ngẫm nghĩ để rút ra những lẽ đời bình dị nhưng sâu sắc

Trong buổi ra mắt tác phẩm, nhiều cây đa cây đề trong làng văn, làng báo ngay cả những nhà phê bình tên tuổi cũng phải tự đặt ra câu hỏi: Một tác phẩm dung lượng khá lớn, như là một tiểu thuyết nhưng nữ nhà văn lại chọn một tác phẩm truyện dài, tiểu thuyết?

Mị Dung chia sẻ, ban đầu nhà văn Nguyễn Trí cũng có nói với tôi rằng: “Cái con này, sao mà mày gan quá, mới có bắt đầu viết thôi mà đã viết truyện dài, tiểu thuyết rồi”.

Nhưng mà quả thực là tôi cảm thấy nó không hề khó, không hiểu tại sao nữa, tự nhiên có những cái nguồn cảm xúc nào đó nó cứ đến, nó cứ đến, một cách rất là bất chợt và tôi cứ viết thôi.

Nhà văn Mị Dung: “Tôi muốn dâng một đóa hoa đồng nội cho tình yêu hòa bình của nhân loại” - Ảnh 5
Nhà văn Mị Dung chụp ảnh lưu niệm cùng các độc giả tại buổi ra mắt.

Trong vòng 11 ngày đó, là 11 ngày tôi sống trong những dòng cảm xúc và tôi bắt đầu đi kết lại, đi nối lại những đoạn dữ liệu mà tôi đã lượm lặt, tôi đã thu nhặt được trong suốt 3 năm sống thật gần và gơn 30 năm sống cùng và gặp gỡ những người ở cả Hai- Chiến- Tuyến, kể cả bên thua và cả bên thắng.

Nhân vật trong tác phẩm là nhân vật còn sống người đời thực

Bật mí cho bạn đọc, những nhân vật mà tôi đưa vào trong tác phẩm, hầu hết là những nhân vật còn sống ở ngoài đời, có một người là bác Hai Nhặm vừa mới mất cách đây chừng vài tháng, còn lại thì hầu hết những nhân vật ở trong tác phẩm của tôi là những cái nhân chứng sống.

Tất nhiên, tôi hư cấu nhiều phân đoạn, nhưng hầu hết, tên của những nhân vật là tên của những người ở trong xóm, trong làng, trong gia đình của tôi.

Tôi nghĩ đó là một cái điều ấn tượng, cũng như là một món quà tôi muốn tặng cho những người thân yêu của tôi.

Trên hết tác phẩm này cũng như một đóa hoa đồng nội mà tôi muốn gửi gắm đến cái tình yêu hòa bình của nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng.

Đặt bút viết với một cái chất giọng của một cô gái, tôi là một người khá trẻ và khá non nớt. Hơn nữa lại còn viết với góc nhìn của một cô bé 13 tuổi nữa, vì vậy, như Nhà văn Lê Hoài Lương có nhận định: “Đây là tiểu thuyết về đất và người bắc Bình Định. Dù khuôn lại thời điểm trước và sau 1975, những xáo động lớn thời khắc đất nước hòa bình thống nhất, nhưng cách viết in đậm nét phong vị đất và người Bình Định. Có thể gần với tạng tiểu thuyết phong tục. Phải là người yêu quê hương lắm mới viết được thế này. Và nó thành riêng, khác biệt ít có.

Dù được kể bằng quan sát một cô bé mới lớn, nhưng đây không phải là tác phẩm dành riêng cho tuổi mới lớn, vì nó có tính xã hội rộng.”

Vì vậy, tôi còn nghĩ rằng nó còn là một tác phẩm mà khiến cho bất kỳ ai đọc thì cũng sẽ thấy hình ảnh của mình ở trong đó.

Tôi tin rằng những cái điều mà tôi chia sẻ ở trong tác phẩm sẽ dậy nên những cảm xúc đặc biệt trong lòng của độc giả.

Nhận xét về tác phẩm, GS-TS Đào Văn Lượng, Giảng viên Đại học Quốc gia TP.HCM chia sẻ: “Tôi không nghĩ đây là tác phẩm của một nhà văn trẻ, chưa qua cuộc chiến, chưa sống những ngày tháng sau chiến tranh, với cái nhìn ngơ ngác của một thiếu nữ… Sao cô lại có thể có những mô tả tinh tế đến vậy, đời thường và dân dã một cách bản năng đến vậy! Có thể nói ‘Ngẩng mặt nhìn mặt’ là một tác phẩm của một nhà văn trẻ rất nên đọc và ngẫm nghĩ để rút ra những lẽ đời bình dị nhưng sâu sắc”.

Nhà văn Mị Dung: “Tôi muốn dâng một đóa hoa đồng nội cho tình yêu hòa bình của nhân loại” - Ảnh 6
Nhà văn Mị Dung: “Tôi muốn dâng một đóa hoa đồng nội cho tình yêu hòa bình của nhân loại” - Ảnh 7

Trò chuyện với tác giả Mị Dung, nữ nhà văn trẻ cho biết, cô sẽ dùng toàn bộ doanh thu phát hành trong ngày ra mắt để đóng góp vào Quỹ thiện nguyện ở Mái ấm Nhân Tâm của họa sĩ Lê Phương.

Ông cũng chính là người đã vẽ bìa sách ấn tượng bằng chất liệu sơn dầu ủng hộ tác giả.

Mị Dung tên thật là Đỗ Thị Mỹ Dung, nguyên quán Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Cô tốt nghiệp Đại học Đà Lạt năm 2013 và hiện sống tại TP.HCM, đang công tác tại Tạp chí Doanh nghiệp Hội nhập khu vực phía Nam.

Mị Dung cũng vừa đoạt giải Ba cuộc thi viết “Người Thầy kính yêu” lần 2-2023 do Báo Người Lao động tổ chức và trao giải mới đây.

Bạn đọc quý mến muốn mua sách có thể liên hệ qua hotline Ms Loan: 0938270977.

P.V

Bạn đang đọc bài viết Nhà văn Mị Dung: “Tôi muốn dâng một đóa hoa đồng nội cho tình yêu hòa bình của nhân loại”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới