Thứ bảy, 27/07/2024 07:45 (GMT+7)
Thứ ba, 14/05/2024 19:57 (GMT+7)

Ninh Thuận: Thành lập Tổ công tác ứng phó hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn 2024

Theo dõi KTMT trên

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Quyết định về việc thành lập Tổ công tác ứng phó hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặm năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Quyết định số 495/QĐ-UBND ngày 4/5/2024 về việc thành lập Tổ công tác ứng phó hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặm năm 2024 trên địa bàn tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng.

Cụ thể, thành lập 03 Tổ thường trực kiểm tra và vận hành đảm bảo công tác ứng phó tình hình hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.

Nhiệm vụ của Tổ công tác tập trung giải quyết kịp thời nguồn nước cho người dân và nước uống cho gia súc. Kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt, nước uống trong suốt mùa khô hạn năm 2024. Trong đó, ưu tiên tạo các nguồn nước bảo đảm phục vụ đủ nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân. Trước mắt, tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo sử dụng nguồn nước ngầm tại chỗ và nguồn nước mặt được tích trữ tại các hồ đập trên địa bàn để phục vụ nước uống và sinh hoạt cho người dân theo hướng tiết kiệm.

Ninh Thuận: Thành lập Tổ công tác ứng phó hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn 2024 - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Chỉ đạo các địa phương tập trung chăm sóc các loại cây trồng, tổ chức thu hoạch nhanh gọn vụ Đông Xuân 2023- 2024; kết hợp thu gom, chế biến phụ phẩm nông nghiệp để dự trữ làm thức ăn cho gia súc. Đồng thời tổ chức gieo trồng vụ Hè Thu 2024 đúng theo Kế hoạch đề ra; kiên quyết không tổ chức tưới những diện tích gieo trồng ngoài kế hoạch.

Khẩn trương kiểm tra, khảo sát xây dựng kế hoạch đào ao, tạo nguồn nước uống tại chỗ cho đàn gia súc. Tổ chức hướng dẫn người dân khẩn trương di chuyển đàn gia súc đến những khu vực có nguồn thức ăn, nước uống; không để gia súc chết do không có thức ăn, suy dinh dưỡng và phát sinh dịch bệnh. Khẩn trương xây dựng kế hoạch, tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc ở những khu vực có nguy cơ thiếu nước uống, thiếu thức ăn, nhằm tạo miễn dịch cho đàn gia súc trong thời kỳ khô hạn năm 2024.

Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị quản lý rừng tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để cảnh báo và nâng cao ý thức của người dân, chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước về phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô; thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống cảnh báo cháy sớm tại địa chỉ Website: http://kiemlam.org.vn để kiểm tra, phát hiện sớm điểm cháy rừng. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô. Đặt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng là nhiệm vụ trọng tâm suốt mùa khô năm 2024.

Đồng thời, tổ chức kiểm tra, tổng hợp đề xuất nhu cầu kinh phí cho từng địa phương, đơn vị để thực hiện công tác chống hạn 2024 trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả.

Hà My

Bạn đang đọc bài viết Ninh Thuận: Thành lập Tổ công tác ứng phó hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

An Giang sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống thiên tai
Từ tháng 7 đến tháng 12 năm nay, An Giang dự báo lượng mưa cao hơn trung bình hàng năm. Mùa mưa có thể kéo dài, gây nguy cơ ngập lụt cao. Do đó, tỉnh sẽ tăng cường cảnh báo và chủ động ứng phó trước tình hình phức tạp này .

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.