Thứ sáu, 22/11/2024 18:18 (GMT+7)
Thứ hai, 23/11/2020 10:10 (GMT+7)

Ninh Bình: Các 'ông lớn' xi măng xin chuyển đổi 137 ha đất rừng phòng hộ để khai thác khoáng sản

Theo dõi KTMT trên

Nhiều đơn vị sản xuất xi măng lớn ở Ninh Bình xin chuyển đổi đất rừng phòng hộ để khai thác khoáng sản. Có dự án xin chuyển đến hơn 60 ha đất rừng phòng hộ.

Theo thông tin mới nhất, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn vừa có văn bản phúc đáp trả lời các tỉnh Quảng Nam, Bình Thuận, Ninh Bình về các dự án xin chuyển đổi đất rừng.

Cụ thể, sau khi xem xét, Bộ NN-PTNT có ý kiến như sau: Tờ trình số 131/TTr-UBND ngày 30/10/2020, UBND tỉnh Ninh Bình đề nghị chuyển mục đích sử dụng 38,17 ha rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng phòng hộ để thực hiện dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi. Tuy nhiên, điểm b khoản 3 Điều 41a bổ sung (khoản 2 Điều 1) Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định: Không chuyển rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ sang mục đích khác để triển khai các hoạt động khoáng sản. Do vậy, dự án không đúng với tiêu chí xác định dự án được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác theo quy định tại Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ.

Ninh Bình: Các 'ông lớn' xi măng xin chuyển đổi 137 ha đất rừng phòng hộ để khai thác khoáng sản - Ảnh 1
Nhiều nhà máy xi măng ở Ninh Bình xin chuyển đổi rừng tự nhiên và phòng hộ làm đất dự án.

Tại tỉnh Bình Thuận, Bộ NN-PT NT khẳng định, hồ sơ trình chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của dự án Nhà máy Điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110kV theo Tờ trình số 4141/TTr-UBND ngày 23/10/2020 chưa đủ điều kiện xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án.

Còn tại dự án việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Đường giao thông đến vùng phát triển sâm Ngọc Linh, tuyến Măng Lùng - Đăk Lây, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh Quảng Nam chưa làm rõ diện tích rừng tự nhiên đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng của dự án thuộc phân khu nào của Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh, nên chưa có cơ sở để xác định dự án thuộc tiêu chí xác định dự án được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 41a bổ sung (khoản 2 Điều 1) Nghị định số 83/2020/NĐ-CP.

Không chỉ khi có thông tin các dự án này bị “từ chối” chuyển đổi từ rừng tự nhiên phòng hộ sang đất dự án, mà trước đó tại tỉnh Ninh Bình cũng đã có một số dự án nhà máy xi măng được phê duyệt chủ trương đầu tư trong đó phần diện tích rừng phòng hộ, rừng tự nhiên lên đến vài chục ha.

Đơn cử, như thông tin trên báo Dân Trí phản ánh, tại kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XIV vào cuối tháng 12/2019, ông Trịnh Xuân Ba, Giám đốc Sở TN&MT Ninh Bình cho biết, trên địa bàn hiện có 12 dự án khai thác khoáng sản được cấp phép khai thác, thể hiện trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các huyện, thành phố nhưng chưa thực hiện các thủ tục thuê đất, ký hợp đồng thuê đất và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.

Ninh Bình: Các 'ông lớn' xi măng xin chuyển đổi 137 ha đất rừng phòng hộ để khai thác khoáng sản - Ảnh 2
Kỳ họp HĐND tỉnh Ninh Bình khóa 14. (ảnh báo Dân trí).

Cụ thể, có 8 dự án sử dụng đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chưa được Chính phủ cho phép chuyển đổi mục đích gồm: Dự án khai thác đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng tại núi Mả Vôi, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư của Công ty CP xi măng Hệ Dưỡng, được UBND tỉnh Ninh Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2013, Bộ TN&MT cấp phép khai thác tháng 10/2013 với diện tích 71,8 ha, trong đó có 43 ha đất rừng đặc dụng.

Dự án khai thác đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng tại xã Gia Hòa và Gia Thanh, huyện Gia Viễn của Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát Vissai (nay là Công ty CP Vissai Ninh Bình) được UBND tỉnh Ninh Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư tháng 5/2013, Bộ TN&MT cấp phép khai thác tháng 12/2016, trong đó diện tích khu vực khai thác 33,61 ha là đất rừng phòng hộ.

Dự án khai thác đá vôi làm VLXD tại núi Cay, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan của Công ty TNHH Xuân Thiện được UBND tỉnh Ninh Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư tháng 10/2008, cấp phép khai thác tháng 5/2011, trong đó diện tích khai thác 64,8 ha là đất rừng phòng hộ.

Ninh Bình: Các 'ông lớn' xi măng xin chuyển đổi 137 ha đất rừng phòng hộ để khai thác khoáng sản - Ảnh 3
Lực lượng kiểm lâm tỉnh Ninh Bình phối hợp với lực lượng tại chỗ tăng cường tuần tra kiểm soát rừng tại xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Đức Phương/TTXVN.

Dự án khai thác đá vôi làm VLXD tại Thung Lở - Vỏ Vịt, xã Đức Long, huyện Nho Quan của Công ty CP Thương mai và Sản xuất VLXD Đức Long được UBND tỉnh Ninh Bình cấp phép khai thác tháng 3/2011, trong đó diện tích khai thác là 4,0 ha là đất rừng phòng hộ.

Dự án khai thác đá vôi làm VLXD tại khu vực núi Sẽ Chè, xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn của Công ty TNHH MTV Khoáng sản Vôi Việt được UBND tỉnh Ninh Bình chấp thuận năm 2017 và cấp phép khai thác tháng 6/2017; trong đó diện tích khai thác 11,4 ha là đất rừng phòng hộ.

Cũng thông tin về vấn đề này, báo TN&MT cho biết, Dự án khai thác đá vôi làm VLXD thông thường tại núi Quyền Giang, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan của Công ty CP Công nghiệp Hà Nam Ninh được UBND tỉnh chấp thuận và cấp Giấy phép khai thác số 10/GP – UBND ngày 12/03/2018 diện tích khai thác 18 ha (có 16 ha đất rừng phòng hộ);

Dự án khai thác đá vôi làm VLXD thông thường tại khu vực núi Hang Nước, xã Quang Sơn, TP. Tam Điệp của Công ty CP Phát triển Đầu tư Thái Sơn đã được UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác số 29/GP – UBND ngày 07/11/2016 (có 12 ha đất rừng phòng hộ)…

Điểm b khoản 3 Điều 41a bổ sung (khoản 2 Điều 1) Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định: Không chuyển rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ sang mục đích khác để triển khai các hoạt động khoáng sản. 

Cũng thông tin tại kỳ hợp này, người đứng đầu ngành tài nguyên môi trường cho biết có 4/12 dự án chưa thực hiện xong GPMB.

Việc thực hiện chuyển đổi, thủ tục và tiến độ việc chuyển đổi các dự án này sẽ được PV cập nhật ở các bài viết sau.

Thời gian qua, biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai diễn ra ngày càng phổ biến, gây ra lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng ở một số địa phương, cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Dù chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân, nhưng dư luận, các chuyên gia đang đặt vấn đề có ảnh hưởng của việc giảm diện tích rừng tự nhiên, do chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện các dự án khu vực miền núi đã làm thay đổi đặc tính tự nhiên, tính bền vững của tự nhiên.

Khoản 1, Điều 58 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Đối với dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác nếu dưới 20ha thì phải thông qua HĐND cấp tỉnh, trên 20ha thì phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản.

Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, với chủ trương: “… không chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc dự án đặc biệt do Chính phủ quyết định)…” và được cụ thể hóa tại Luật Lâm nghiệp do Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 15/11/2017.

Do đó việc chuyển mục đích sử dụng từ đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng là rừng tự nhiên sang các mục đích khác đều phải được Chính phủ cho phép mới được thực hiện.

Xuân Hòa

Bạn đang đọc bài viết Ninh Bình: Các 'ông lớn' xi măng xin chuyển đổi 137 ha đất rừng phòng hộ để khai thác khoáng sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới