Thứ sáu, 29/03/2024 18:44 (GMT+7)
Thứ tư, 22/12/2021 06:00 (GMT+7)

Những quyết sách mạnh mẽ bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2021

Theo dõi KTMT trên

Xác định công tác bảo vệ môi trường (BVMT) có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, những năm qua Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều quyết sách mạnh mẽ để ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như phát triển kinh tế một cách bền vững.

Những quyết sách mạnh mẽ bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2021 - Ảnh 1

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo dự báo của giới chuyên gia, nếu nước biển dâng 1m, 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-30 triệu người dân.

Những quyết sách mạnh mẽ bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2021 - Ảnh 2

Tác động của BĐKH đến Việt Nam rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững. Theo Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH, khi nước biển dâng cao 1m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.

Dưới tác động của BĐKH, chỉ trong 10 năm gần đây, các loại thiên tai như: Bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn… đã gây thiệt hại đáng kể, làm chết và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% GDP/năm.

Những quyết sách mạnh mẽ bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2021 - Ảnh 3

Nhận thức được mức độ ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, trong thời gian qua, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ưu tiên và tích cực trong thực hiện các cam kết quốc tế và đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống BĐKH; trong đó, phải kể đến Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozone, Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, Nghị định thư Kyoto, Thỏa thuận Paris về khí hậu…

Cùng với các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã chi hàng tỷ USD cho công tác ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai; xây dựng các mô hình sinh kế, thích ứng với BĐKH, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, phát triển năng lượng tái tạo; nâng cấp công tác cảnh báo, dự báo thiên tai; xây dựng các công trình, dự án đầu tư nâng cấp đê biển, đê sông, chống ngập và xâm nhập mặn; đóng góp tài chính cho BĐKH và Quỹ Khí hậu xanh, tích cực tham gia các hoạt động quốc tế về BĐKH…

Những quyết sách mạnh mẽ bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2021 - Ảnh 4

Đặc biệt, Việt Nam là một trong 20 quốc gia đầu tiên hoàn thành rà soát, cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Trong Báo cáo NDC cập nhật năm 2020 gửi Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH, Việt Nam cũng đã đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 9% tổng lượng khí thải nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (khoảng 83,9 triệu tấn CO2 tương đương). Mức đóng góp có thể tăng lên tới 27% (khoảng 250,8 triệu tấn CO2 tương đương) khi nhận được hỗ trợ của quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương…

Từ đầu năm 2021 đến nay, Việt Nam tiếp tục chủ động, tích cực tham gia các thỏa thuận quốc tế về ứng phó BĐKH như: Ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về tăng trưởng cácbon thấp giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2021-2030; Ký kết Thỏa thuận khung hợp tác về BĐKH giữa Việt Nam với Hàn Quốc; Tăng cường hợp tác phát triển bền vững, thích ứng BĐKH với Hà Lan…

Những quyết sách mạnh mẽ bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2021 - Ảnh 5

Trên cơ sở tổng kết 35 năm công cuộc đổi mới đất nước, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 2011 - 2020, đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025), xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, đã đề ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mang tính chiến lược BVMT, ứng phó BĐKH cho từng giai đoạn phát triển cũng như tầm nhìn, định hướng phát triển đến năm 2045.

Cụ thể, trong định hướng phát triển giai đoạn 2021-2030, Đảng ta đề ra các nhiệm vụ “Chủ động thích ứng có hiệu quả với BĐKH, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh (...); “lấy BVMT sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.

Những quyết sách mạnh mẽ bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2021 - Ảnh 6

Nghị quyết cũng nhấn mạnh và đề ra một loạt các nhiệm vụ cấp thiết như: “Xây dựng hệ thống và cơ chế giám sát (...) môi trường và BĐKH; dự báo, cảnh báo thiên tai, ô nhiễm và thảm họa môi trường, dịch bệnh; “khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt các  nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị”; “tập trung xử lý chất thải, thúc đẩy tái xử dụng, tái chế”; “nâng cao năng lực nghiên cứu, giám sát BĐKH, dự báo khí tượng thủy văn và cảnh báo thiên tai”; “đẩy lùi tình trạng ô nhiễm, xâm hại môi trường và suy giảm đa dạng sinh học”;…

Đồng thời với việc tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược do Đại hội XI và Đại hội XII của Đảng đề ra, trong điều kiện và yêu cầu mới, trong 5 năm tới, Đảng ta đề ra nhiệm vụ “tập trung vào 3 đột phá cụ thể, trong đó có “thích ứng với BĐKH”.

Những quyết sách mạnh mẽ bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2021 - Ảnh 7

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra các chỉ tiêu chủ yến giai đoạn 2021-2025, trong đó có các chỉ tiêu về môi trường:

“- Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95-100% và nông thôn là 93-95%.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%.

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

- Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%.

 - Tỷ lệ che phủ rừng ổn định đạt ở mức 42%.

Trong quá trình thực hiện, quyết tâm phấn đấu đạt các mục tiêu và chỉ tiêu ở mức cao nhất, đồng thời chủ động chuẩn bị các phương án để kịp thời thích ứng với những biến động của tình hình”.

Có một điều đặc biệt trong lĩnh vực BVMT là để đạt được những nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, ngoài sự cố gắng của ngành TN&MT, với tư cách là cơ quan tham mưu, quản lý Nhà nước về TN&MT còn lại hoàn toàn phụ thuộc một cách rất khách quan vào chủ thể khác như các ngành, các cấp, địa phương, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sự chung tay, tích cực của toàn dân...

Những quyết sách mạnh mẽ bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2021 - Ảnh 8

Trên tinh thần đó, mới đây nhất, tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về BĐKH (COP26) diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính một lần nữa nhấn mạnh: Việt Nam xác định đoàn kết ứng phó BĐKH, phục hồi tự nhiên là ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách. Đây cũng là “bước đi dài” để bảo đảm cuộc sống ngày càng tốt hơn cho mọi người dân và đóng góp trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế phát triển bền vững trong thời gian tới.

Những quyết sách mạnh mẽ bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2021 - Ảnh 9

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ rằng, mặc dù là nước đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, nhưng Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ; trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Một trong những phát biểu được đánh giá cao tại Hội nghị COP26, chính là cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam cam kết mạnh mẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Đây là nội dung quan trọng thể hiện quyết tâm và cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước trong việc đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu.

Thủ tướng đã đề nghị đưa ứng phó với BĐKH, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và người dân. Điều đó thể hiện tầm nhìn và định hướng của người đứng đầu Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội đất nước trong giai đoạn tới, nhằm hiện thực hoá mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Con đường đến mục tiêu đó phải là con đường “xanh,” phù hợp xu thế phát triển chung toàn cầu.

Những quyết sách mạnh mẽ bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2021 - Ảnh 10

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng lưu ý BĐKH là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi người dân nên cần có cách tiếp cận toàn cầu và cả cộng đồng nên khoa học phải đi trước để dẫn dắt và nguồn lực tài chính phải là đòn bẩy, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn…

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tất cả các quốc gia cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở nguyên tắc trách nhiệm chung, nhưng có khác biệt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, năng lực của từng quốc gia, phải có công bằng, công lý về BĐKH.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam kêu gọi tất cả các quốc gia cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và năng lực của từng quốc gia, phải có công bằng, công lý về BĐKH.

Cũng tại COP26, Việt Nam đã thể hiện sự ủng hộ và tham gia nhiều sáng kiến rất quan trọng như: Tuyên bố Glasgow của các nhà Lãnh đạo về rừng và sử dụng đất và Cam kết giảm phát thải methane toàn cầu, Tuyên bố chung toàn cầu về chuyển dịch từ than sang năng lượng sạch; tuyên bố chính trị về rừng và sử dụng đất…

Những quyết sách mạnh mẽ bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2021 - Ảnh 11

Nội dung: Phạm Giang
Đồ họa: Hoàng Việt

Bạn đang đọc bài viết Những quyết sách mạnh mẽ bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2021. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.