Thứ sáu, 03/05/2024 20:20 (GMT+7)
Thứ ba, 05/12/2023 17:26 (GMT+7)

Những “ông lớn” ngân hàng nào đang là chủ nợ của LDG?

Theo dõi KTMT trên

Các ngân hàng đang cho LDG vay nợ là VPBank, SeaBank, Sacombank với tổng dư nợ ngắn và dài hạn lên đến hơn 1.200 tỷ đồng.

Mới đây, vụ việc ông Nguyễn Khánh Hưng - Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần đầu tư LDG bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "lừa dối khách hàng" khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Ngay sau khi ông Hưng bị bắt, chiều ngày 1/12, LDG đã phát đi thông báo cho biết, vụ việc của ông Hưng sẽ không làm thay đổi, ảnh hưởng đến kế hoạch, chiến lược, hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của LDG.

Những “ông lớn” ngân hàng nào đang là chủ nợ của LDG? - Ảnh 1
Sacombank là chủ nợ lớn nhất của LDG với dư nợ 950 tỷ đồng.

Dù vậy, động thái này diễn ra trong bối cảnh LDG nói riêng đối mặt với loạt khó khăn, 1 trong số đó là các khoản nợ phải trả lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Theo đó, báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 của LDG cho thấy, tính đến 30/9/2023, tổng nguồn vốn LDG ở mức 7.590 tỷ đồng, trong đó hơn 60% đến từ nợ phải trả. Nợ phải trả cuối quý III vừa qua ở mức 4.558 tỷ đồng, phần lớn là nợ ngắn hạn.

Vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn chiếm 1.261 tỷ đồng, hạng mục phải trả ngắn hạn khác 1.147 tỷ đồng và phải trả người lao động hơn 24 tỷ đồng.

LDG có “chủ nợ” lớn nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Quận 11 với dư nợ ngắn và dài hạn lên đến 950 tỷ đồng.

Đứng sau là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với dư nợ 199,5 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank) với dư nợ 68,1 tỷ đồng.

Ngoài ra, LDG cũng phát hành trái phiếu với tổng giá trị 400 tỷ đồng. Số trái phiếu này sắp đến kỳ đáo hạn vào 10/12/2023. LDG cũng đang còn một số khoản vay nợ nhỏ khác.

Trên thực tế, tình hình tài chính của LDG từng được cảnh báo trong báo cáo tài chính kiểm toán từ năm 2022 với hàng loạt ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán gồm các sai phạm của dự án khu dân cư Tân Thịnh (còn gọi Viva Park) và việc chậm thanh toán lãi trái phiếu.

Thời điểm đó, LDG cho biết việc chậm thanh toán là nhất thời và sẽ có biện pháp cụ thể để đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ đến hạn trong thời gian tiếp theo. Công ty cũng cho rằng các vi phạm liên quan đến dự án Tân Thịnh đều là vi phạm hành chính và sẽ tiếp tục bổ sung các thủ tục để triển khai hoàn thành dự án.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Những “ông lớn” ngân hàng nào đang là chủ nợ của LDG?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .

Tin mới