Thứ bảy, 23/11/2024 10:54 (GMT+7)
Chủ nhật, 19/04/2020 15:30 (GMT+7)

Nhiệt độ đại dương tăng cao kỷ lục

Theo dõi KTMT trên

Theo Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia Mỹ, các vùng biển thuộc Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều đạt mức nóng nhất vào tháng trước.

Nhiệt độ đại dương tăng cao kỷ lục - Ảnh 1
Đại dương nóng hơn, mở rộng và làm tan băng, khiến mực nước biển dâng cao. (Ảnh: NASA)

Tại Vịnh Mexico, nơi các mỏ khoan dầu ngoài khơi chiếm 17% sản lượng dầu của Mỹ, nhiệt độ nước biển đo được là 24,6 độ C, cao hơn 1 độ so với mức nhiệt trung bình, theo Phil Klotzbach từ Đại học bang Colorad.

Nước nóng kỷ lục ở Vịnh Mexico tràn vào các quần thể ven biển khiến nhiệt độ trên đất liền cũng trở nên nóng nhất từ trước tới nay, Deke Arndt, Trưởng Bộ phận Giám sát tại Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia ở Asheville, Bắc Carolina, cho biết.

Đại dương nóng hơn dẫn đến những cơn bão nghiêm trọng hơn và làm gián đoạn chu kỳ nước, có nghĩa là lũ lụt, hạn hán và hỏa hoạn nhiều hơn, cũng như làm dâng cao mực nước biển. Nhiệt độ đại dương cao hơn cũng làm tăng số lượng sóng nhiệt biển và gây hại cho sinh vật.

Nhiệt độ đại dương tăng cao kỷ lục - Ảnh 2
Màu càng đỏ đậm chứng tỏ nước biển ở khu vực đó càng nóng, theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA). (Ảnh: NOAA)

Trước đó, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phân tích dữ liệu từ những năm 1950 đến năm 2019 và xác định, nhiệt độ trung bình của các đại dương trên thế giới vào năm 2019 cao hơn 0,075 độ C so với trung bình giai đoạn 1981-2010.

Trưởng nhóm nghiên cứu Cheng Lijing, Phó Giáo sư Trung tâm Khí hậu và khoa học môi trường quốc tế của IAP, đánh giá lượng nhiệt mà con người đã thải ra đại dương trong 25 năm qua tương đương với 3,6 tỉ vụ nổ bom nguyên tử Hiroshima. Nghiên cứu nhấn mạnh 5 năm vừa qua chính là giai đoạn nóng nhất của đại dương.

Đại dương nóng lên cũng làm tan băng, khiến mực nước biển dâng cao. 10 năm qua cho thấy mực nước biển cao nhất được đo trong các hồ sơ có từ năm 1900. Các nhà khoa học dự đoán mực nước biển sẽ tăng khoảng 1 mét vào cuối thế kỷ, đủ để làm cho 150 triệu người trên toàn thế giới phải di dời.

Nhiệt độ đại dương tăng cũng gây hại cho các loài sinh vật, nhiều loài có thể biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Các nhà khoa học dự báo, khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa.

Mai Anh

Bạn đang đọc bài viết Nhiệt độ đại dương tăng cao kỷ lục. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới