Thứ tư, 24/04/2024 08:43 (GMT+7)
Thứ năm, 10/03/2022 08:53 (GMT+7)

Nguyên nhân và hậu quả của hiệu ứng nhà kính tác động đến môi trường

Theo dõi KTMT trên

Hiệu ứng nhà kính là cụm từ được nhắc đến rất nhiều khi nhiệt độ trái đất đang ngày càng gia tăng.

Hiệu ứng nhà kính không chỉ là vấn đề của riêng quốc gia nào mà được cả thế giới quan tâm bởi mức độ ảnh hưởng toàn cầu, gây nên nhiều mối nguy hại đến cuộc sống và môi trường.

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không bị mất qua quá trình đối lưu.

Nguyên nhân và hậu quả của hiệu ứng nhà kính tác động đến môi trường - Ảnh 1

Hiệu ứng nhà kính được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858, và bản báo cáo định lượng kĩ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius vào năm 1896.

Một ví dụ về Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn. Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là hiệu ứng nhà kính khí quyển.

Đối với môi trường, hiệu ứng nhà kính là thuật ngữ dùng để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển Trái Đất do sức nóng của phần ánh sáng mặt trời không thể phản xạ ra bên ngoài.

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ Trái đất biến hành tinh của chúng ta giống như một nhà kính lớn.

Nếu không có lớp khí quyển, lớp bề mặt Trái đất sẽ có nhiệt độ trung bình là -23 độ C nhưng thực tế nhiệt độ trung bình là 15 độ C. Điều này có nghĩa là hiệu ứng này đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.

Nguyên nhân và hậu quả của hiệu ứng nhà kính tác động đến môi trường - Ảnh 2

Ngày nay các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người cùng với các hoạt động chặt phá rừng bừa bãi khiến khí CO2 ngày càng tăng, hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng tăng cao. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất cũng theo đó mà tăng lên. Theo ước tính của các nhà khoa học, nhiệt độ của Trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C vào thế kỷ sau.

Ngoài CO2 ra, các khí CH4, CFC, SO2, metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.

Ngoài ra, sự phát triển chóng mặt của dân số và công nghiệp cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ Trái đất.

Hậu quả hiệu ứng nhà kính tác động đến môi trường:

Gây ra biến đổi khí hậu, thởi tiết khiến lượng mưa và nhiệt độ thay đổi tạo điều kiện thuận lợi để bệnh truyền nhiễm phát triển và sinh sôi.

Khi nhiệt độ trái đất tăng lên hiện tượng băng tan ở hai cực sẽ xảy ra không chỉ là hiểm họa với các loai sinh vật sống trong môi trường khí hậu lạnh mà còn là hiểm họa tiềm tàng cho con người và các loài sinh vật khác do lượng nước lớn do băng tan tạo ra sẽ nhấn chìm các vùng đất thấp.

Những ảnh hưởng có thể xảy ra do hiệu ứng nhà kính:

Việc tăng nồng độ các khí nhà kính do loài người gây ra, hiệu ứng nhà kính nhân loại, sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu (sự nóng lên của khí hậu toàn cầu) và như vậy sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến.

Một số hậu quả liên đới với việc thay đổi khí hậu do hiệu ứng này có thể gây ra:

Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bịảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.

Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dựđoán tăng 50 cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt.

Sinh vật: Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.

Sức khỏe: Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.

Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.

Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bịảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông.

Xa hơn nữa nếu nhiệt độ của quả đất đủ cao thì có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy

Bạn đang đọc bài viết Nguyên nhân và hậu quả của hiệu ứng nhà kính tác động đến môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng
Theo Tổng Thư ký ASEAN, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.