Người dân sẽ được mua điện mặt trời áp mái với cơ chế mới từ tháng 4
Dự kiến cơ chế giá cho điện mặt trời áp mái sẽ thực thi vào tháng 4, với mức giá dự kiến giảm mạnh đối với các dự án điện mặt trời quy mô lớn.
Trao đổi với PV báo Giao Thông, ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, đơn vị đã xây dựng xong Dự thảo liên quan đến cơ chế giá cho điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) để thay thế cho cơ chế tại Quyết định 13 đã hết hiệu lực từ 31/12/2020 và đang lấy ý kiến để trình Thủ tướng.
Theo đó, dù vẫn duy trì giá cố định nhưng mức dự kiến giảm mạnh, chỉ còn 5,2-5,8 cent/kWh với từng loại công suất dự án (theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg giá mua ĐMTAP là 8,38 UScent/kWh).
Mức giá của từng dự án sẽ phụ thuộc vào quy mô công suất hệ thống lắp đặt, quy mô càng to giá sẽ càng thấp nhằm khuyến khích hộ gia đình lắp đặt hơn các trang trại, khu nhà công nghiệp, thay vì tất cả các loại hình ĐMTAM đều có một mức giá như trước đây.
Dự kiến Dự thảo được trình Chính phủ vào tháng 3 này. Nếu không có gì vướng mắc, đúng quy trình thì sang tháng 4, người dân sẽ được mua ĐMTAP với mức giá mới này.
Trước đó, Bộ Công Thương phối hợp với các chuyên gia tư vấn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đánh giá, rà soát cập nhật thông số đầu vào mô hình tính toán, nhu cầu về điện thời gian tới, khả năng vận hành hệ thống điện...
Trên cơ sở các thông số đầu vào, Bộ xem xét đề xuất giá bán điện mới áp dụng cho các hệ thống ĐMTMN giai đoạn sau năm 2020. Bộ cũng đang xây dựng dự thảo liên quan đến cơ chế giá cho điện mặt trời áp mái với mức giá dự kiến giảm mạnh và ban hành trong tháng 3 này.
Theo đó, giá điện mặt trời áp mái chỉ còn 5,2 - 5,8 cent/kWh với từng loại công suất dự án. Hiện tại, một số phương án đang được triển khai nghiên cứu, phân tích bao gồm: tính toán giá bán điện mặt trời mái nhà cố định phân chia theo vùng bức xạ. Bên cạnh đó, cũng có phương án tính giá bán cố định phân chia theo quy mô công suất như dưới 15 kWp, 100 kWp, 1,25 MWp. Mức giá của từng dự án sẽ phụ thuộc vào quy mô công suất hệ thống lắp đặt, quy mô càng to giá sẽ càng thấp nhằm khuyến khích hộ gia đình lắp đặt hơn các trang trại, khu nhà công nghiệp, thay vì tất cả các loại hình ĐMTAM đều có một mức giá như trước đây.
Cơ chế giá mới này hướng đến việc khuyến khích làm ĐMTAM để tự dùng, từ đó cũng hạn chế được việc làm theo phong trào nhằm mục đích bán điện" Giải thích về việc đưa ra mức giá mới, thấp hơn nhiều so với mức giá cũ, vị này nói: Mức giá được xây dựng trên cơ sở đánh giá về sự thay đổi, phát triển của năng lượng tái tạo, giá thiết bị điện mặt trời ở Việt Nam và trên thế giới theo xu hướng thiết bị công nghệ ngày càng rẻ. Đồng thời dựa trên các tính toán từ chi phí đầu tư, chi phí vận hành sửa chữa của hệ thống điện, chi phí lắp đặt, tính cả chi phí vay vốn, chi phí đấu nối và đời sống của dự án trong vòng 20 năm. Mức giá này đảm bảo hài hoà lợi ích của cả nhà đầu tư và đơn vị mua điện. Với mức giá này, nhà đầu tư đã có hiệu quả kinh tế rồi.
Theo số liệu thống kê của EVN tính đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 69.300 MW, tăng gần 14.000 MW so với năm 2019. Trong đó, tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo là 17.430 MW (tăng 11.780 MW so với năm 2019) và chiếm tỉ trọng 25,3%. Quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN và thứ 23 thế giới.
Thanh Thúy