Chủ nhật, 08/09/2024 13:06 (GMT+7)
Thứ sáu, 09/08/2024 12:40 (GMT+7)

Nghệ An: Nguyên nhân rác thải bủa vây tại Lạch Vạn

Theo dõi KTMT trên

Theo chính quyền địa phương, mỗi khi có đợt mưa lớn kéo dài, Lạch Vạn lại tràn ngập rác thải từ đầu nguồn chảy về gây ô nhiễm nghiêm trọng tại cửa biển này.

Như Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường đã thông tin trước đó, Lạch Vạn hiện đang bị rác thải bủa vây, màu nước đen kịt, sặc mùi hôi thối. Kéo dài hàng km từ sông Lạch Vạn đến cảng cá Lạch Vạn nơi nào cũng tràn lan rác thải với đủ chủng loại. Rác thải từ xây dựng, rác thải gia đình, vỏ sò, vỏ ốc đổ ngổn ngang xuống ven bờ lạch.

Nghệ An: Nguyên nhân rác thải bủa vây tại Lạch Vạn - Ảnh 1
Khi thủy triều rút, lộ ra nhiều loại rác thải ứ đọng 2 bên bờ lạch.

Thông tin từ anh Nguyễn Văn T. (xin phép được dấu tên) trú tại xóm Đồng Lộc, xã Diễn Ngọc cho biết: "Cứ mỗi lần có mưa lớn thì bèo tây, quần áo cũ, chai nhựa cùng nhiều loại rác thải khác không biết từ nơi nào theo dòng nước chảy về cửa lạch, rồi mắc kẹt tại đó. Mấy năm nay chưa khi nào Lạch Vạn không hết rác".

Trao đổi về vấn đề trên với Phóng viên Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường, ông Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch UBND xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu cho biết, vì tính chất là phục vụ nghề biển nên Lạch Vạn không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm. Tình trạng này diễn ra từ cách đây khoảng 10 năm trở lại. Thỉnh thoảng xã có kêu gọi đoàn viên, thanh niên, phụ nữ dọn dẹp vệ sinh xung quanh khu vực lạch.

Nghệ An: Nguyên nhân rác thải bủa vây tại Lạch Vạn - Ảnh 2
Khu neo đậu tàu thuyền tràn đầy rác thải sinh hoạt.

Ông Trương Văn Đức, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Diễn Châu cho biết, tình trạng ô nhiễm tại Lạch Vạn phụ thuộc vào mùa con nước, mỗi lần trở trời có mưa bão, bên thủy nông họ cho xả nước nội đồng ra ngoài, chảy ra cửa biển vì thế rác thải, bèo tây theo dòng nước chảy về cửa biển Lạch Vạn. Đó là nguyên nhân chính gây ô nhiễm. Hiện tại, huyện đang tổ chức tuyên truyền cho người dân hạn chế tối đa xả rác thải ra môi trường, đặc biệt là ra các dòng sông, các vùng ven đê, ven biển.

Được biết, ngày 30/7/2024, UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Quyết định nói trên sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2024.

Theo đó, đối tượng áp dụng quy định gồm hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn tỉnh; các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định có phát sinh chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng với tổng khối lượng dưới 300 kg/ngày lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân; Chủ đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị, nhà chung cư, nhà văn phòng trên địa bàn tỉnh; Các cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

Việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện theo các nguyên tắc chung của pháp luật hiện hành về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và chi trả giá dịch vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của UBND tỉnh Nghệ An và các quy định của pháp luật có liên quan.

Tình trạng đổ rác thải bừa bãi trên sông Lạch Vạn, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của các hộ dân sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm mà còn phá hủy hệ sinh thái của dòng sông. Theo đó, để khắc phục tình trạng này, chính quyền cần vào cuộc quyết liệt trong việc xử lý các trường hợp đổ thải không đúng nơi quy định. Bên cạnh đó, mỗi người dân ven sông Lạch Vạn cần phải thay đổi ý thức trong việc thu gom và xử lý rác thải đúng nơi quy định, nêu cao tinh thần tránh nhiệm trong việc giám sát, tố cáo các hành vi hủy hoại môi trường đến các cấp chính quyền, ngành chức năng để ngăn chặn kịp thời hành vi này.

Những tác hại của rác thải sinh hoạt

- Rác thải sinh hoạt gây tắc nghẽn cống nước

Theo thống kê hằng năm mỗi khi lũ lụt đến thì thường xảy ra hiện tượng ngập úng, nguyên nhân là do số lượng rác thải quá nhiều khiến cho các các đường cống đô thị bị tắc nghẽn, hệ thống thoát nước kém hiệu quả dẫn đến ngập lụt. Môi trường ô nhiễm, sinh ra nhiều bệnh dịch nguy hiểm.

- Ảnh hưởng đến môi trường nước

Những loại chất thải sinh hoạt có ảnh hưởng đến đời sống của các loài động vật trong nước khiến hệ sinh thái đa dạng của sông ngòi và biển đang dần mất đi. Đặc biệt nước ta là quốc gia giáp biển và có hệ thống sông dày đặc, một bộ phận người dân sống nhờ vào việc đánh bắt thủy, hải sản hay nuôi tôm, cá trên cá vùng nước ngọt cũng ngày càng cạn kiệt, cá tôm chết hàng loạt ở các đập vì môi trường nước bị ô nhiễm.

- Ảnh hưởng đến môi trường không khí

Không chỉ ảnh hưởng tới môi trường nước, rác thải sinh hoạt- cùng với chất thải công nghiệp, là nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm không khí. Quá trình xử lý đốt rác thải sinh hoạt và thải khói trực tiếp ra môi trường khiến không khí của những khu vực xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh đó, các khu dân cư gần bãi tập kết rác cũng bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối của rác chưa được xử lý.

- Ảnh hưởng đến môi trường đất

Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái,…Điều này cũng làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng.

- Ảnh hưởng đến cảnh quan

Không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường, rác thải sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan. Việc vứt bừa bãi, chất đống lộn xộn, không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,…để lại những hình ảnh làm ảnh hưởng rất đến vẻ mỹ quan.

- Rác thải sinh hoạt cũng là nguồn dịch bệnh

Rác thải thải ra nơi công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Những vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như: chuột, ruồi, muỗi,…Và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,…

Quang Trường

Bạn đang đọc bài viết Nghệ An: Nguyên nhân rác thải bủa vây tại Lạch Vạn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bão số 3 Yagi là cơn bão mạnh nhất 30 năm qua
"Bão số 3 là cơn bão rất mạnh, mạnh nhất trong 30 năm qua ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ" - ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) nhận định.

Tin mới

[Photo] Đường phố Hà Nội sau bão Yagi
Sau khi hứng chịu gió lớn do bão Yagi quét qua, hàng trăm cây xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã gãy, đổ. Hiện, lực lượng chức năng và người dân đang tiến hành chặt hạ, thu dọn để đảm bảo an toàn và lưu thông.
Bão số 3 Yagi là cơn bão mạnh nhất 30 năm qua
"Bão số 3 là cơn bão rất mạnh, mạnh nhất trong 30 năm qua ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ" - ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) nhận định.