Thứ sáu, 04/10/2024 03:56 (GMT+7)
Thứ sáu, 28/07/2023 11:05 (GMT+7)

Nghệ An: Hỗ trợ cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi

Theo dõi KTMT trên

Nhằm giúp ngư dân giảm bớt khó khăn trong điều kiện chi phí chuyến biển tăng cao và góp phần quản lý tốt tàu cá hoạt động trên biển, tỉnh Nghệ An đã ban hành một số chính sách nhằm hỗ trợ cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi trên địa bàn.

Cụ thể, tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã ra Nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi trên địa bàn từ nguồn ngân sách tỉnh.

Theo đó, mỗi 1 tàu cá khai thác vùng khơi được hỗ trợ kinh phí đi biển như sau: một lần/tàu/năm với mức hỗ trợ 13,5 triệu đồng đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 700CV trở lên; hỗ trợ 10,5 triệu đồng đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV đến dưới 700CV; hỗ trợ 7,5 triệu đồng đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 250CV đến dưới 400CV.

Đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 150CV đến dưới 250CV, từ 90CV đến dưới 150CV và dưới 90CV thì mức hỗ trợ lần lượt là 4 triệu đồng, 3 triệu đồng và 2,5 triệu đồng/tàu.

Nghệ An: Hỗ trợ cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi - Ảnh 1
Tàu cá khai thác thuỷ sản vùng khơi sẽ được hỗ trợ kinh phí ra biển nếu đáp ứng được các điều kiện.

Bên cạnh đó, ngư dân được hỗ trợ 50% kinh phí khi mua một bộ thiết bị giám sát hành trình thay thế thiết bị Movimar (nhóm tàu cá chưa được hỗ trợ theo Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh Nghệ An về chính sách hỗ trợ kinh phí mua, lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình và cước phí thuê bao dịch vụ cho thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên trên địa bàn tỉnh Nghệ An) nhưng không quá 8,75 triệu đồng. Hỗ trợ 70% cước phí thuê bao hằng tháng cho thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá nhưng không quá 250.000 đồng/tàu/tháng.

Để có thể được áp dụng, các tàu cá phải có đầy đủ các điều kiện như: Tàu cá có tham gia khai thác thủy sản, có báo cáo vị trí hoạt động tại vùng khơi thông qua thiết bị giám sát hành trình trên hệ thống giám sát tàu cá của Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo đó, thời gian hỗ trợ kinh phí chuyến biển, cước phí thuê bao dịch vụ cho thiết bị giám sát hành trình kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2025. Hỗ trợ kinh phí mua thiết bị giám sát hành trình thay thế thiết bị Movimar kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2023. Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa XVIII, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 7/7/2023 và thay thế Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh Nghệ An về chính sách hỗ trợ kinh phí mua, lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình và cước phí thuê bao dịch vụ cho thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Việc ban hành Nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi nhằm giúp ngư dân giảm bớt khó khăn trong điều kiện chi phí chuyến biển tăng cao hiện nay, đảm bảo an sinh xã hội đồng thời động viên ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, tăng cường sự hiện diện tàu cá Việt Nam trên các vùng biển khơi, khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Ngoài ra, các chính sách này còn góp phần quản lý tốt tàu cá hoạt động trên vùng biển, chống khai thác IUU, sớm gỡ "thẻ vàng" của ủy ban châu Âu, thúc đẩy phát triển nghề cá theo hướng trách nhiệm, bền vững.

Quang Trường

Bạn đang đọc bài viết Nghệ An: Hỗ trợ cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Đề xuất giao PVN thí điểm làm điện gió ngoài khơi
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để có báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ về các nội dung, thủ tục cần thiết để xem xét việc PVN thực hiện việc khảo sát điện gió ngoài khơi.

Tin mới

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.