Thứ sáu, 29/03/2024 08:18 (GMT+7)
Thứ hai, 10/01/2022 10:24 (GMT+7)

Ngành công thương đặt mục tiêu xuất khẩu tăng 8% năm 2022

Theo dõi KTMT trên

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu quyết tâm đạt mục tiêu xuất khẩu 8% trong năm 2022.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 ngành công thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, năm 2022 là năm bản lề, tạo nền tảng thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025, trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước được dự báo tiếp tục có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen.

Ngành công thương đặt mục tiêu xuất khẩu tăng 8% năm 2022 - Ảnh 1
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Nhằm góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2022 ở mức 6-6,5%, ngành công thương phấn đấu: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 7-8%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6-8%; cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 7-8%; tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu tăng 7,88%; điện thương phẩm tăng 7,1-9,1%.

Để thực hiện các mục tiêu năm 2022 được Quốc hội và Chính phủ giao, Bộ Công Thương tập trung 8 nhóm giải pháp gồm việc tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Bộ cũng chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế.

Ngoài ra Bộ Công Thương sẽ khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động và tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Chương trình tổng thể phòng, chống đại dịch COVID-19; Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công các Chương trình, nhiệm vụ đã đề ra.

Bộ trưởng Bộ Công Thương tiếp tục khẳng định việc đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cơ cấu lại ngành công thương dựa trên nền tảng của khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Chủ động tham mưu tổng kết việc thực hiện các mục tiêu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đánh giá, làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; từ đó có chủ trương, chính sách phù hợp nhằm kết nối chặt chẽ giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy phát triển kỹ năng quản trị, chuyển giao công nghệ, hình thành các chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết ngành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt và năng lực tự chủ của nền kinh tế.

Tập trung thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực, đẩy mạnh việc đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu lại các ngành hàng xuất khẩu hiệu quả; nâng cao chất lượng hàng hóa theo hướng đáp ứng các quy định về TBT, SPS, yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, chất lượng sản phẩm và quy tắc xuất xứ hàng hóa, chú trọng quản lý nhập khẩu.

Phát triển mạnh thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả thị trường gần 100 triệu dân. Đẩy mạnh thương mại điện tử, khai thác xu hướng số hóa nền kinh tế; tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, cạnh tranh không bình đẳng, phòng vệ thương mại... bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; chủ động phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống.

Linh Chi

Bạn đang đọc bài viết Ngành công thương đặt mục tiêu xuất khẩu tăng 8% năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội dự kiến xây đường tàu dọc 2 bờ sông Hồng
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, Thủ đô sẽ nghiên cứu hệ thống xe buýt hiện đại hoặc tuyến monorail (hệ thống đường tàu một ray) chạy ven 2 bờ sông Hồng để kết hợp du lịch, cảnh quan.

Tin mới

Khang Điền nói gì về việc lợi nhuận kinh doanh giảm?
Theo báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư và nhà Khang Điền ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong năm chỉ đạt 730 tỷ giảm hơn 42,7% so với năm trước và hàng tồn kho của đơn vị cũng tăng hơn 50% so với đầu năm.