Thứ tư, 24/04/2024 07:27 (GMT+7)
Thứ tư, 18/08/2021 17:15 (GMT+7)

Ngành chăn nuôi gặp khó do ảnh hưởng dịch Covid-19

Theo dõi KTMT trên

Từ đầu tháng 8/2021 đến nay, giá lợn hơi tiếp tục xu hướng giảm từ 2.000- 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 7/2021, là mức thấp nhất kể từ giữa năm 2019.

Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, từ đầu tháng 8/2021 đến nay, giá lợn hơi trong nước tiếp tục xu hướng giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tiêu thụ giảm, trong khi nguồn cung phục hồi.

Theo đó, hiện giá lợn sống trên toàn quốc dao động trong khoảng 51.000 – 55.000 đồng/kg, giảm 2.000- 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 7/2021, là mức thấp nhất kể từ giữa năm 2019. 

Ngành chăn nuôi gặp khó do ảnh hưởng dịch Covid-19 - Ảnh 1
Từ đầu tháng 8/2021 đến nay, mặc dù giá lợn hơi giảm mạnh, giá thịt lợn tại các cửa hàng thịt, các siêu thị mini, các chợ truyền thống và các siêu thị vẫn cao. (Ảnh minh họa)

Không những vậy, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng tới việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, đẩy giá cám lên cao, ảnh hưởng tới quá trình chăn nuôi, làm chậm lại nỗ lực khôi phục đàn lợn.

Tuy nhiên, mặc dù giá lợn hơi giảm mạnh, giá thịt lợn tại các cửa hàng thịt, các siêu thị mini, các chợ truyền thống và các siêu thị vẫn cao. Hiện, tại các chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như chợ Kim Liên, chợ Thành Công, chợ Ngô Sĩ Liên, giá thịt lợn vẫn dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg tùy loại. Tại các siêu thị, giá thịt lợn phổ biến từ 120.000 - 210.000 đồng/kg tùy loại. Nguyên nhân được đưa ra là do các chi phí liên quan đồng loạt tăng, đặc biệt là chi phí vận chuyển. 

Theo đánh giá của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm 2021, dịch tả lợn châu Phi còn xảy ra ở một số địa phương và những nơi dịch đã được khống chế vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại; trong khi chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao… sẽ ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi trong nước sau khi sản lượng thịt gia súc, gia cầm tăng trong 6 tháng đầu năm.

Trong bối cảnh giá lợn hơi trong nước giảm mạnh, ngành chăn nuôi gặp khó khăn, thì thịt lợn nhập khẩu vẫn ồ ạt vào Việt Nam. Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 379,64 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 750,7 triệu USD, tăng 23,9% về lượng và tăng 53,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, giá nhập khẩu bình quân đạt 1.977 USD/tấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020. 

Trong đó, Ấn Độ là thị trường lớn nhất cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt cho Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021, với 65,92 nghìn tấn, trị giá 213,05 triệu USD, tăng 69,5% về lượng và tăng 79% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Để giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị: “Song song với công tác phòng chống dịch các địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì sản xuất, lưu thông hàng hóa, để tránh đứt gãy các chuỗi sản xuất và cung ứng trong chăn nuôi.

Đồng thời yêu cầu ngành chăn nuôi theo dõi sát diễn biến về nguồn cung, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước và trên thế giới, có biện pháp chỉ đạo kịp thời tránh để tình trạng tăng đột biến về giá và không đảm bảo về chất lượng thức ăn chăn nuôi”.

Thùy Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Ngành chăn nuôi gặp khó do ảnh hưởng dịch Covid-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.

Tin mới

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng
Theo Tổng Thư ký ASEAN, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.