Thứ bảy, 27/07/2024 07:57 (GMT+7)
Thứ sáu, 23/04/2021 09:43 (GMT+7)

Năm 2021 sẽ diễn ra nhiều cơn bão mạnh và mưa lớn cực đoan

Theo dõi KTMT trên

Theo Tổng cục Phòng chống Thiên tai, dự báo năm 2021 có khả năng xảy ra những cơn bão mạnh với hướng di chuyển phức tạp, khó lường; kèm theo nhiều đợt mưa lớn, cực đoan.

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) cho biết, so với năm 2020, năm nay tình hình mưa, bão, lũ ôn hòa hơn. Dự báo có khoảng 10 - 13 cơn bão/áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên Biển Đông, trong đó 5 - 6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đối với đất liền nước ta.

Cụ thể, từ nay đến khoảng tháng 5/2021, ít có khả năng xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông; giai đoạn tháng 6 - 7/2021 bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng bắt đầu hoạt động ở vùng biển phía Bắc Biển Đông và gia tăng tần suất trong những tháng tiếp theo, nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ từ tháng 8 - 10/2021. Đề phòng các cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp và gây gió mạnh trên biển trong các tháng mùa mưa bão năm 2021.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những năm hiện tượng ENSO (chữ viết tắt chỉ cả hai hiện tượng El Nino và La Nina) ở trạng thái trung tính thường ghi nhận các cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp và gây gió mạnh trên biển nên cần hết sức lưu ý.

Cùng với đó, chuyên gia khí tượng khuyến cáo, năm nay có khả năng xuất hiện nhiều đợt mưa lớn cực đoan. Dự báo mưa trong các tháng 5 - 8 ở Bắc Bộ xấp xỉ trung bình nhiều năm, đến nửa cuối tháng 8, Bắc Bộ có khả năng xuất hiện các đợt mưa lớn diện rộng, đề phòng xuất hiện mưa lớn cực đoan. Từ tháng 9, mưa dịch dần về phía các tỉnh Trung Bộ, trong đó khả năng xuất hiện các đợt mưa lớn, mưa cực đoan vào giai đoạn cuối năm.

Năm 2021 sẽ diễn ra nhiều cơn bão mạnh và mưa lớn cực đoan - Ảnh 1
Nhiều nhà dân ở thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) bị ngập trong nước lũ.

Theo ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng phòng Dự báo Thủy văn khu vực Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ, năm 2021, thời kỳ xuất hiện các đợt lũ vừa và lũ lớn có khả năng tập trung nhiều vào nửa cuối mùa (tháng 10-11). Cần đề phòng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi ở Tây Bắc, Việt Bắc, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa và bắc Tây Nguyên, tình trạng ngập lụt cục bộ tại các thành phố và các khu đô thị.

Đánh giá về nắng nóng trong mùa hè năm nay, ông Nguyễn Văn Hưởng cũng đưa ra nhận định, từ nay đến hết tháng 4, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ không ghi nhận nắng nóng. Khoảng giữa tháng 5 có thể xuất hiện một đợt nắng nóng diện rộng ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đến tháng 6, nắng nóng mở rộng ra toàn Bắc Bộ.

Nắng nóng ở Bắc Bộ và miền Trung sẽ tập trung vào giai đoạn tháng 6 – 8 với nền nhiệt phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 – 1 độ C. Tuy nhiên không gay gắt và kéo dài như năm 2020.

Trước đó, đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, liên tục theo dõi, giám sát, cập nhật hàng ngày trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục khí tượng thủy văn, sớm cung cấp các thông tin dự báo, cảnh báo chi tiết đến các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông và người dân để phòng, tránh.

Thùy Linh

Bạn đang đọc bài viết Năm 2021 sẽ diễn ra nhiều cơn bão mạnh và mưa lớn cực đoan. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Chủ động ứng phó với cơn bão số 2
Để chủ động ứng phó với bão số 2 và mưa lũ sau bão, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành công điện yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ động triển khai hiệu quả các biện pháp ứng phó bão, mưa lũ sau bão.

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.