Thứ hai, 27/01/2025 12:01 (GMT+7)
Thứ bảy, 25/01/2025 19:01 (GMT+7)

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu, quỹ tài chính khí hậu toàn cầu gặp khó khăn theo

Theo dõi KTMT trên

Sức ảnh hưởng của nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ đối với công cuộc chống biến đổi khí hậu là rất lớn. Vì thế, khi Mỹ rút lui khỏi đường đua này, thế giới cũng sẽ gặp khó khăn hơn trong đàm phán khí hậu.

Sự rút lui của Mỹ ra khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris vào ngày 20/1 vừa qua đang là sự kiện gây áp lực đối với toàn cầu. Được biết, đây là lần rút lui thứ 2 của Mỹ theo lệnh của Tổng thống Mỹ mới nhậm chức Donald Trump.

Theo bình luận của nhà đàm phán khí hậu Brazil - ông Andre Correa do Lago, các nhà lãnh đạo thế giới đang gặp khó khăn với sự kiện Mỹ rút lui khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris. Trong cuộc Hội nghị Thượng đỉnh COP30 sắp diễn ra vào cuối năm 2025 này, các cuộc đàm phán về khí hậu có thể sẽ gặp khó khăn hơn khi Mỹ đưa ra các chính sách chống biến đổi khí hậu.

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu, quỹ tài chính khí hậu toàn cầu gặp khó khăn theo - Ảnh 1
Ông Andre Correa do Lago trong Hội nghị Thượng đỉnh COP29. Ảnh: Reteurs.

Theo dự kiến, Hội nghị Thượng đỉnh COP30 sẽ diễn ra tại thành phố Belem, Amazon vào tháng 11/2025 với chủ đề thảo luận quốc gia nào sẽ trả tiền cho các quốc gia nghèo hơn để thực hiện chuyển đổi kinh tế sang năng lượng sạch và giải quyết các vấn đề về tình trạng Trái đất nóng lên. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên vấn đề về tài chính khí hậu được nhắc tới mà nó đã trở thành tranh chấp lâu năm chưa có được hướng giải quyết thỏa đáng cho các bên tham gia.

Trong cuộc tranh luận gay gắt tại Hội nghị Thượng đỉnh COP29 năm ngoái ở Azerbaijan, các quốc gia giàu đã cam kết sẽ đóng góp 300 tỷ USD hằng năm đến năm 2035 để tài trợ cho quá trình chuyển đổi xanh của các quốc gia nghèo hơn, đồng thời giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu lên các nước này. Tuy nhiên, theo các quốc gia đang phát triển thì quỹ khí hậu cần ít nhất 1,3 nghìn tỷ USD mỗi năm. Vì thế con số 300 nghìn USD như đã cam kết vào cuối năm ngoái chỉ là một phần rất nhỏ so với ngân sách cần thiết.

Trên thực tế, các nước giàu có luôn muốn giảm mức đóng góp tài chính, nhưng Ông Andre Correa do Lago lại cho rằng, đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Brazil cũng đã nhìn thấy cơ hội khuếch đại tiếng nói của các quốc gia đang phát triển trong cuộc đàm phán về quỹ tài chính khí hậu sắp tới.

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu, quỹ tài chính khí hậu toàn cầu gặp khó khăn theo - Ảnh 2
Quỹ tài chính khí hậu từ lâu đã là vấn đề gây tranh chấp lâu năm. Ảnh: Lamrenew.

Cát Ân

Bạn đang đọc bài viết Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu, quỹ tài chính khí hậu toàn cầu gặp khó khăn theo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Vượt đường xuân rừng Đông Bắc
Những bước đi trong mây/Dõi theo tìm điểm quặng/Những con đường thầm lặng/Suốt đời tìm tài nguyên. Xuyên qua bao vực sâu đèo cao hun hút gió, thơ vẫn miên man, thơ của người địa chất vùng Đông Bắc.
Chào đón thời đại của tài nguyên DUCA
Thời kỳ 2025-2030 được dự báo là giai đoạn khởi đầu mạnh mẽ cho chuyển đổi kép tại Việt Nam, trong đó các hệ thống chuỗi có tác động sâu rộng trong mọi mặt của cuộc sống thông qua sự phát triển mạnh mẽ của nguồn tài nguyên mới mang tên DUCA.
Nếp nhà
Mỗi khi Tết đến xuân về mọi người thường nhắc nhau giữ lấy gia phong, gia bản. Còn bà mẹ nông dân cả đời thắt lưng bó que, chắt chiu, thuần hậu thì bảo, đói no không ai biết nhưng nếp nhà mà xộc xệch thì chả làm sao giấu được thiên hạ.