Mỹ đón Giáng sinh trong tiết trời 30 độ C
Theo báo Washington Post, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các đợt nắng nóng lịch sử, mưa lũ lớn và các trận siêu bão, đặc biệt là tại Mỹ trong năm 2021.
Nắng nóng bất thường ở miền Trung nước Mỹ đúng dịp Giáng sinh
Theo nhà khí tượng học Domenica Davis, mức nhiệt cao nhất vào ban ngày ở miền Trung nước Mỹ hiện đã cao hơn mức trung bình từ 25-30 độ F nên nhiều địa điểm có thể sẽ phải chứng kiến nền nhiệt lên tới trên 80 độ F, tức gần 27 độ C.
Trang AccuWeather cũng dự báo các thành phố như Dallas và Houston (bang Texas), Oklahoma và Tulsa (bang Oklahoma), Little Rock (bang Arkansas) và Memphis (bang Tennessee) có thể sẽ chứng kiến mức nhiệt cao kỷ lục trong ngày 25/12, phá vỡ những kỷ lục đã được thiết lập trong vài năm qua.
Cụ thể, nhiệt độ ở Houston có thể lên tới 84 độ F, trong khi ở Dallas là 81 độ F.
Trong khi đó, bờ biển phía Tây nước Mỹ lại đang hứng chịu những cơn bão lớn. Cơ quan dịch vụ thời tiết của Mỹ dự báo dãy núi Sierra Nevada có thể sẽ có lớp tuyết phủ dày hơn 1,5 m, trong khi khu vực Nam California có nguy cơ bị lũ quét.
Việc xảy ra những hiện tượng thời tiết bất thường này có thể là do tình trạng ấm lên toàn cầu. Sự tích tụ khí carbon dioxide trong bầu khí quyển đã tạo ra hiện tượng "hiệu ứng nhà kính" khi hơi nóng phát ra từ bề mặt Trái Đất đã bị giữ lại trong bầu khí quyển và phản chiếu lại với tốc độ cao hơn.
Hiệu ứng nhà kính cũng làm cho các đại dương trở nên ấm hơn và gia tăng mức độ nghiêm trọng của các cơn bão.
Trái Đất ấm lên làm gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan ở Mỹ
Theo báo Washington Post, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các đợt nắng nóng lịch sử, mưa lũ lớn và các trận siêu bão, đặc biệt là tại Mỹ trong năm 2021, là do Trái Đất ngày một tăng nhiệt, khiến không khí và nước ấm lên.
Ông Daniel Swain, nhà khoa học khí hậu thuộc Đại học California, Los Angeles (UCLA) nêu rõ chỉ có 2 vấn đề khi đề cập đến sự cực đoan của biến đổi khí hậu ở hầu khắp mọi nơi là khu vực nắng nóng đang ngày một nóng hơn và thường xuyên hơn, còn khu vực ẩm ướt cũng ngày càng ẩm ướt hơn và thường xuyên hơn.
Theo ông, ngay cả khi tổng lượng mưa và tuyết khá ổn định từ năm này sang năm khác, biến đổi khí hậu đã gây ra một số hiện tượng, trong đó mùa mưa ở miền Tây ngắn hơn và mưa gió thường ập tới đột ngột hơn, chứ không phải sau những đợt khô hạn kéo dài. Trong 5 ngày cuối tháng Một vừa qua, California đã chứng kiến đợt mưa, gió kiểu này.
Theo giới chuyên gia, phần lớn nước ở miền Tây đến từ các “con sông khí quyển” được ví như những băng chuyền không khí chuyển động nhanh, đưa hơi ẩm từ Thái Bình Dương đến Bờ Tây khoảng chục lần mỗi năm. Đây là hiện tượng không thể dự báo và thường được mô tả như những "vòi lửa" khổng lồ trên bầu trời.
Báo Washington Post cho biết “sông khí quyển” đặc biệt này đã gây ra lượng mưa lên đến 406,4 mm. cùng sức gió lên tới 161 km/h tại bang miền Trung nước Mỹ, khiến nhiều tuyến đường cao tốc ngập trong nước lũ và bùn đất. Mưa lũ khiến Sông Big Sur tràn bờ, khiến nhiều rác rưởi, đất đá trôi về các nơi bị ảnh hưởng cháy rừng.
Nếu nhìn lại năm 2021, có thể thấy nước Mỹ đã phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, khi nhiệt độ bang Texas giảm sâu, Hawaii xảy ra bão tuyết, trong khi bang Seatte lại nóng “như thiêu như đốt.”
Nhiều khu vực của California xảy ra lũ lụt, cháy rừng nối tiếp nhau. Bão lớn đổ vào bang Louisiana đã gây ra lũ lụt trên diện rộng, thậm chí còn ảnh hưởng tới cả thành phố New York.
Tờ báo trên khẳng định thời tiết ở Mỹ trong năm 2021 bất thường hơn mọi năm, khi vào thời điểm cuối năm nước này còn phải đối mặt với lốc xoáy, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Nguyễn Linh (T/h)