Mực nước ngầm vùng Nam Bộ có xu thế tiếp tục dâng cao
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia vừa cho biết, kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất (nước ngầm) mới đây cho thấy diễn biến mực nước ngầm hiện có xu thế dâng và tiếp tục dâng cao trong những tháng cuối năm 2020.
Cụ thể, tại tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3), qua quan trắc Trung tâm xác định diễn biến mực nước dưới đất trung bình hiện có xu thế dâng, có 26/59 công trình mực nước dâng, 15/59 công trình mực nước hạ và 18/59 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị hạ thấp nhất là 0,73m tại xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau và giá trị dâng cao nhất là 2,24m tại phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
Quan trắc nước ngầm tại Cà Mau. |
Trong tháng 6/2020, mực nước trung bình tháng sâu nhất là -12,45m tại xã Tập Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Mực nước trung bình tháng nông nhất là - 0,94m tại xã Truông Mít, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 7/2020 có xu hướng dâng, có 22/39 công trình mực nước dâng, 2/39 công trình mực nước hạ và 15/39 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,5m đến 1,0m tập trung ở tập trung ở xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh. Mực nước hạ từ 0,2m đến 0,5m tập trung ở tập trung ở xã Cẩm Dàng, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Còn tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3), diễn biến mực nước dưới đất trung bình hiện cũng có xu thế dâng, có 22/54 công trình mực nước dâng, 13/54 công trình mực nước hạ và 19/54 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 3,19m tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre và giá trị hạ thấp nhất là 1,15m tại TT Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Trong tháng 6/2020, mực nước trung bình tháng sâu nhất là 28,48m tại phường Đông Hưng, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh. Mực nước trung bình tháng nông nhất là -3,67m tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh.
Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 7/2020 tiếp tục có xu hướng dâng, có 11/22 công trình mực nước dâng, 1/22 công trình mực nước hạ và 10/22 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 1m đến 2m tập trung ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh. Mực nước hạ từ 0,2m đến 0,5m tập trung ở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh.
Đo các thông số nước ngầm. |
Đối với tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1), diễn biến mực nước dưới đất trung bình có xu thế dâng, có 22/49 công trình mực nước dâng, 15/49 công trình mực nước hạ và 12/49 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị hạ thấp nhất là 0,96m tại TT Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang và giá trị dâng cao nhất là 1,20m tại xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Trong tháng 6/2020, mực nước trung bình tháng sâu nhất là 25,95m tại Phường 5, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Mực nước trung bình tháng nông nhất là -1,53m tại xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 7/2020 có xu hướng dâng nhẹ so với mực nước thực đo tháng 6, có 7/19 công trình mực nước dâng, 5/19 công trình mực nước hạ và 7/19 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,5m đến 1,0m tập trung ở phường Hiệp Thành, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh và mực nước hạ từ 0,2m đến 0,5m tập trung ở xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Tầng chứa nước Pliocene trung (n22) có diễn biến mực nước dưới đất trung bình có xu thế dâng, 24/53 công trình mực nước dâng, 20/53 công trình mực nước hạ và 9/53 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị hạ thấp nhất là 0,40m tại xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp và giá trị dâng cao nhất là 1,37m tại xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Trong tháng 6/2020, mực nước trung bình tháng sâu nhất là -25,66m tại phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh. Mực nước trung bình tháng nông nhất là -3,16m tại xã Phú Xuân, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 7 có xu hướng dâng so với mực nước thực đo tháng 6, có 14/24 công trình mực nước dâng, 4/24 công trình mực nước hạ và 6/24 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,5m đến 1,0m tập trung ở phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh. Mực nước hạ từ 0,2m đến 0,5m tập trung ở TT Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Tầng chứa nước Pliocene hạ (n21), diễn biến mực nước dưới đất trung bình có xu thế không rõ ràng, có 14/40 công trình mực nước hạ, 12/40 công trình mực nước dâng và 14/40 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị hạ thấp nhất là 1,05m tại TT Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh và giá trị dâng cao nhất là 1,14m tại xã Đông Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Trong tháng 6/2020, mực nước trung bình tháng sâu nhất là -24,65m tại xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Mực nước trung bình tháng nông nhất là -6,26m tại xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
“Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 7 có xu hướng dâng hạ không rõ ràng so với mực nước thực đo tháng 6, có 5/18 công trình mực nước dâng, có 6/18 công trình mực nước hạ và 7/18 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,2m đến 0,50m tập trung ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Mực nước hạ từ 0,2m đến 0,50m tập trung TT Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh” - Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia dự báo.
Vùng Nam Bộ có 5 tầng chứa nước chính theo thứ tự từ trẻ đến già gồm: tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3), tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3), tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1), tầng chứa nước Pliocene trung (n22), tầng chứa nước Pliocene hạ (n21). |
Thúy Hằng