Thứ sáu, 03/05/2024 10:45 (GMT+7)
Thứ bảy, 02/12/2023 13:40 (GMT+7)

Mặt bằng trung tâm TP. HCM vắng bóng người thuê, nguyên nhân do đâu?

Theo dõi KTMT trên

Thời gian qua, hàng loạt mặt bằng, shophouse tại nhiều vị trí đắc địa bậc nhất tại trung tâm TP.HCM rơi vào cảnh đìu hiu, vắng bóng người thuê. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn tới tình trạng này?

Những tuyến đường trong vực trung tâm TP.HCM thường được biết đến là nơi kinh doanh sầm uất bậc nhất, có giá cho thuê cũng vô cùng đắt đỏ. Thế nhưng, trải qua một thời gian dài đối mặt với đại dịch Covid-19 và những biến động kinh tế thế giới cũng đã khiến các tuyến phố này bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.

Chỉ cần dạo quanh một vòng những tuyến đường như Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng, Paster, Nam Kỳ Khởi Nghĩa,… không khó để bắt gặp những mặt bằng, căn nhà mặt phố với đủ diện tích chằng chịt bởi các tấm ban rôn, thông báo cho thuê. Một số mặt bằng may mắn còn người thuê thì hoạt động kinh doanh tại đây cũng trong tình trạng cầm chừng và ế ẩm.

Rảo quanh trên tuyến đường Lê Lợi, Phóng viên Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường đã liên hệ với một số điện thoại của chủ mặt bằng đang treo bảng cho thuê, qua trao đổi được biết mặt bằng với diện tích 400m2 (3 tầng) được cho thuê với giá 400 triệu đồng/tháng.

Còn theo báo cáo thị trường văn phòng cho thuê TP.HCM quý 3/2023 của Cushman & Wakefield’s Việt Nam cho thấy, giá thuê văn phòng hạng A và hạng B lần lượt giảm 1,7% và 0,7% so với quý trước nhưng đã tăng 2,2% và 2,0% so với cùng kỳ năm 2022.

Trung bình giá thuê văn phòng hạng A tại trung tâm TP.HCM rơi vào khoảng 63,26 USD/m2 và ngoài trung tâm là 41,68 USD/m2. Đối với phân khúc văn phòng hạng B, giá thuê tại trung tâm ghi nhận ở mức 43,09 USD/m2 và ngoài trung tâm là 27,43 USD/m2.

Trong khi đó, tỷ lệ lấp đầy trong phân khúc văn phòng hạng A có 323,331m2 nguồn cung khu vực trung tâm và 153,566m2 khu vực ngoài trung tâm. Trong đó, tỷ lệ sàn trống lần lượt là 4,27% và 29,24%; Tỷ lệ lấp đầy giảm 7,9%. Đối với văn phòng hạng B, tỷ lệ lấp đấy duy trì ở mức ổn định, chênh lệch không quá 1% theo quý.

Về lượng hấp thụ thuần của quý 3/2023 thì tổng văn phòng hạng A và hạng B đạt 26,275m2 (phân khúc hạng A đạt 24,904m2 và phân khúc hạng B đạt 1,371m2) tăng so với quý 2/2023 và cùng kì năm ngoái.

Nhận định về tình trạng mặt bằng cho thuê ế ẩm, vắng bóng người thuê, anh V. H. T (một người kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản tại TP.HCM) cho biết: “Trải qua thời gian dài đối mặt với đại dịch Covid-19 nền kinh tế trở nên khó khăn hơn rất nhiều, người tiêu dùng cũng cắt giảm, thắt chặt chi tiêu, người kinh doanh thì cũng có những động thái chuyển đổi mô hình kinh doanh (từ thuê mặt bằng sang kinh doanh online). Mặt khác, dù khó khăn nhưng nhiều mặt bằng vẫn không giảm giá cũng khiến người thuê không còn mặt mà và phải tìm cách để thích nghi với thực tế hiện nay”.

Còn theo Tiến sĩ Sử Ngọc Hương – Viện Phó Viện nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng cho rằng, mặt bằng khu trung tâm TP.HCM chủ yếu để kinh doanh nhóm sản phẩm phục vụ khách du lịch quốc tế. Khi lượng khách này sụt giảm, doanh thu giảm thì người thuê nhà không còn nguồn thu, buộc phải trả mặt bằng. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi, do nguồn thu giảm nên họ hạn chế mở rộng thêm, doanh nghiệp sẽ xem xét lại bài toán chi phí, nếu phí thuê mặt bằng quá cao thì buộc phải tìm kiếm khu vực khác và trả mặt bằng hoặc đóng cửa bớt các chi nhánh.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng và nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản Việt Nam, nhu cầu thuê đối với mặt bằng bán lẻ, nhà phố có xu hướng giảm, xuất hiện nhiều hiện tượng trả lại mặt bằng cho thuê đối với loại hình mặt bằng bán lẻ nhà phố. Ngay tại các vị trí trung tâm của các thành phố lớn, nguyên nhân là do tình hình kinh doanh ảm đạm và chi phí thuê mặt bằng cao.

Dưới đây là một số hình ảnh Phóng viên Tạp chí Kinh tế môi trường ghi nhận:

Mặt bằng trung tâm TP. HCM vắng bóng người thuê, nguyên nhân do đâu? - Ảnh 1
Chỉ khoảng 1km trên tuyến đường Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM có đến hàng chục điểm mặt bằng, nhà phố treo bảng cho thuê.
Mặt bằng trung tâm TP. HCM vắng bóng người thuê, nguyên nhân do đâu? - Ảnh 2
Ngay tại khu vực ngã 6 Phù Đổng, tại góc đường Lý Tự Trọng cũng xuất hiện chi chít những ban rôn, áp phích dán thông báo cho thuê mặt bàng, nhà bán, cho thuê,....
Mặt bằng trung tâm TP. HCM vắng bóng người thuê, nguyên nhân do đâu? - Ảnh 3
Cũng tại giao lộ Lý Tự Trọng - Trương Định (quận 1), hàng loạt những mặt bằng nhà phố nằm trong tình trạng "cửa đóng then cài" suốt nhiều tháng qua.
Mặt bằng trung tâm TP. HCM vắng bóng người thuê, nguyên nhân do đâu? - Ảnh 4
Một mặt bằng trên đường Lỹ Tự Trọng (quận 1) bị xịt sơn nham nhở và vật liệu trang trí có dấu hiệu xuống cấp, gây mất thẩm mỹ trong mắt du khách và người dân TP.HCM.
Mặt bằng trung tâm TP. HCM vắng bóng người thuê, nguyên nhân do đâu? - Ảnh 5
Mặt bằng trung tâm TP. HCM vắng bóng người thuê, nguyên nhân do đâu? - Ảnh 6
Tình trạng tương tự cũng xuất hiện liên tiếp trên tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai (gần Dinh Độc Lập), quận 3, TP.HCM
Mặt bằng trung tâm TP. HCM vắng bóng người thuê, nguyên nhân do đâu? - Ảnh 7
Mặt bằng trung tâm TP. HCM vắng bóng người thuê, nguyên nhân do đâu? - Ảnh 8
"Cơn sóng" mặt bằng cho thuê dường như xuất hiện ở hầu hết tất cả các tuyến đường lớn nhỏ trong khu vực trung tâm thành phố.
Mặt bằng trung tâm TP. HCM vắng bóng người thuê, nguyên nhân do đâu? - Ảnh 9
Mặt bằng trung tâm TP. HCM vắng bóng người thuê, nguyên nhân do đâu? - Ảnh 10
Trên trục đường Nguyễn Văn Trỗi (quận 3) dẫn vào trung tâm thành phố, nhiều mặt bằng, nhà phố với diện tích hàng trăm m2 cũng không thoát khỏi cảnh đìu hiu, vắng bóng người thuê kinh doanh.

Thanh Tùng - Phạm Thạch

Bạn đang đọc bài viết Mặt bằng trung tâm TP. HCM vắng bóng người thuê, nguyên nhân do đâu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

9,27 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/4/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tin mới