Thứ hai, 07/04/2025 02:41 (GMT+7)
Thứ ba, 07/07/2020 09:22 (GMT+7)

Lý giải hiện tượng ‘tuyết hồng’ trên dãy Alps

Theo dõi KTMT trên

Các nhà khoa học ở Italy đang tìm hiểu sự xuất hiện bí ẩn của băng tuyết màu hồng trên dãy Alps.

Lý giải hiện tượng ‘tuyết hồng’ trên dãy Alps - Ảnh 1
(Ảnh: The Guardian)

Nhiều mảng tuyết màu hồng được các nhà nghiên cứu thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Italy phát hiện trên một số vị trí của sông băng Presena đang gây kinh ngạc cho giới khoa học.

Theo chuyên gia Biagio Di Mauro thuộc Hội đồng nói trên, lớp băng tuyết màu hồng xuất hiện tại một số khu vực thuộc sông băng Presena nhiều khả năng giống với loài tảo đã được tìm thấy ở Greenland. Lớp băng màu hồng đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về việc loài tảo này đến từ đâu.

Là người từng nghiên cứu về nhiều loài tảo, trong đó có tảo tại sông băng Morteratsch ở Thụy Sĩ, ông Biagio Di Mauro cho biết: “Loài tảo này không nguy hiểm, đây là một hiện tượng tự nhiên xảy ra trong thời gian mùa Xuân và mùa Hè tại các khu vực ở độ cao trung bình và ở cả các cực của Trái đất”.

Loài tảo có tên khoa học là Ancylonema nordenskioeldii này từng xuất hiện tại khu vực được đặt tên là Dark Zone (Vùng Tối) của Greenland - nơi cũng đang chứng kiến hiện tượng băng tan do biến đổi khí hậu. Thông thường, băng tuyết phản chiếu hơn 80% bức xạ của mặt trời vào khí quyển, nhưng khi tảo xuất hiện, chúng làm tối băng khiến nó hấp thụ nhiệt và tan nhanh hơn.

Điều đó giống như một sự tác động qua lại lẫn nhau. Khi tảo xuất hiện, băng sẽ tan nhanh hơn. Băng tan cung cấp nước và không khí để tảo sinh trưởng. Băng tuyết càng tan thì tảo xuất hiện càng nhiều và phủ một lớp màu hồng trên nền trắng của tuyết ở độ cao 2.618 m.

Ông Di Mauro cho biết: “Mọi yếu tố khiến tuyết tối màu đều sẽ làm băng tuyết tan chảy vì hiện tượng này làm tăng tốc độ hấp thụ bức xạ”. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng sự hiện diện của người leo núi và du khách trượt tuyết cũng có thể tác động đến tảo, khiến chúng xuất hiện nhiều hơn.

Trước đó, khói từ các đám cháy rừng ở Australia đã biến những đỉnh núi và dòng sông băng phủ đầy tuyết trắng tại nước này thành màu nâu kỳ lạ.

BT

Bạn đang đọc bài viết Lý giải hiện tượng ‘tuyết hồng’ trên dãy Alps. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Kiên định với mục tiêu phát triển xanh
Trong quá trình phát triển, Quảng Ninh luôn thể hiện rõ quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế nhưng gắn chặt với phát triển bền vững.
Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.

Tin mới

Phiêu du “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”
Đọc “Thung Nham nơi chốn ngàn năm” của tác giả Phạm Hồng Điệp người đọc như cảm thụ được những sắc thái, nhịp đò khi rong ruổi trên dòng sông lịch sử.