Thứ tư, 15/01/2025 15:03 (GMT+7)
Thứ ba, 11/05/2021 14:07 (GMT+7)

Luật sư nói gì về vụ cựu nhân viên ngân hàng VDB bị bắt liên quan đến vụ vỡ nợ hơn 173 tỉ đồng?

Theo dõi KTMT trên

Theo các chuyên gia pháp lý, việc Chu Nữ Diệu Huyền, nguyên là nhân viên ngân hàng VDB vừa bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ nỡ nợ hơn 173 tỉ đồng phần nào đó gây ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành ngân hàng.

Chiều 10/5, Công an tỉnh Gia Lai đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng với Chu Nữ Diệu Huyền (35 tuổi, nguyên cán bộ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh Gia Lai) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, Chu Nữ Diệu Huyền bị khởi tố vì liên quan đến vụ nhân viên ngân hàng vỡ nợ hơn 173 tỉ đồng hồi tháng 6/2020 tại TP.Pleiku, Gia Lai.

Sau khi đọc lệnh khởi tố, trong quá trình khám xét nhà, công an đã thu giữ, niêm phong nhiều thùng tài liệu, giấy tờ liên quan. Chu Nữ Diệu Huyền được xác định là người có vai trò quan trọng trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Lê Thị Thương, đã bị khởi tố tháng 9/2020.

Luật sư nói gì về vụ cựu nhân viên ngân hàng VDB bị bắt liên quan đến vụ vỡ nợ hơn 173 tỉ đồng? - Ảnh 1
Chu Nữ Diệu Huyền nguyên là nhân viên ngân hàng VDB vừa bị khởi tố, bắt giam. (Ảnh Zing.vn)

Trước đó, ngày 27/6/2020, Lê Thị Thương (33 tuổi, cán bộ Ngân hàng BIDV chi nhánh Gia Lai) đến Công an phường Hoa Lư trình báo mất khả năng chi trả số tiền 173,1 tỉ đồng đã vay của nhiều người, và yêu cầu được bảo vệ.

Tuy nhiên, quá trình điều tra, công an xác định, đây là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nên đã khởi tố, bắt tạm giam Thương.

Theo điều tra, Thương và Huyền đã lợi dụng công việc của mình tại ngân hàng để tạo lòng tin với nhiều người rồi vay số tiền lớn, hòng chiếm đoạt. Theo giấy nợ, người cho Thương vay số tiền lớn nhất lên tới hơn 133 tỉ đồng.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhân viên, cán bộ từng làm việc tại ngân hàng VDB bị bắt, kết án khi liên quan đến lùm xùm pháp lý.

Cách đây 2 năm, tháng 12/2019, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Vũ Việt Hùng (SN 1957, nguyên Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển (VDB) khu vực Đắk Lắk – Đắk Nông), Trần Xuân Lộc (SN 1956, nguyên Trưởng phòng tín dụng xuất khẩu Chi nhánh VDB Đắk Lắk – Đắk Nông), Trần Hoài Kiên (SN 1973, Cán bộ tín dụng Chi nhánh VDB Đắk Lắk – Đắk Nông) về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo đó, từ tháng 5/2009 đến tháng 8/2009, VDB Đắk Lắk - Đắk Nông đã giải quyết cho một doanh nghiệp trên địa bàn vay vốn theo 6 hợp đồng tín dụng xuất khẩu, với tổng số tiền 100 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi vay tiền, doanh nghiệp này không sử dụng tiền đúng mục đích vay mà đem trả nợ và chi trả cho các hoạt động khác của doanh nghiệp nên không có chứng từ xuất khẩu nộp lại cho VDB Đắk Lắk - Đắk Nông.

Sau đó, VDB Đắk Lắk - Đắk Nông vẫn tiếp tục giải quyết cho doanh nghiệp trên vay vốn theo 6 hợp đồng tín dụng xuất khẩu với số tiền được giải ngân là 65 tỉ đồng. Điều đáng nói là trước khi vay vốn tại VDB Đắk Lắk - Đắk Nông theo 6 hợp đồng tín dụng xuất khẩu nêu trên, doanh nghiệp đã thế chấp toàn bộ tài sản vay vốn tại nhiều ngân hàng khác nhau trên địa bàn và nợ hơn 32 tỉ đồng.

Do thiếu trách nhiệm trong công việc của các cá nhân trên đã dẫn đến hậu quả VDB Đắk Lắk - Đắk Nông không thu hồi được số tiền gốc hơn 56 tỉ đồng (số còn lại đã trả). HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Vũ Việt Hùng 7 năm tù, bị cáo Trần Xuân Lộc 4 năm tù, bị cáo Trần Hoài Kiên 3 năm tù cùng về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Vào tháng 8/2017, VDB Cần Thơ cũng dính đến một vụ lùm xùm về liên quan 3 nguyên cán bộ cấp phòng của ngân hàng này. Theo đó, liên quan đến vụ án Phan Bá Tòng (SN 1974, tức Tòng “Thiên mã”) lừa đảo 174 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VDB Cần Thơ), Bộ Công an đã khởi tố, điều tra và đề nghị VKSND Tối cao truy tố đối với 3 nguyên cán bộ cấp phòng của ngân hàng này về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước.

Cụ thể, 3 nguyên cán bộ ngân hàng bị đề nghị truy tố gồm: Nguyễn Thị Mai (SN 1957, ngụ quận Ninh Kiều) - nguyên Trưởng phòng Tín dụng xuất khẩu; Lâm Chí Công - phó phòng Tín dụng xuất khẩu và Huỳnh Thanh Trúc -cán bộ tín dụng.

Các cựu cán bộ của VDP mặc dù biết Tòng sử dụng sai mục đích số vốn vay nhưng vẫn ký trờ trình đề nghị giám đốc giải ngân. Ngoài ra, những người này còn không cử cán bộ tín dụng đi kiểm tra khách hàng và người cung cấp các nguyên liệu; không kiểm tra các điều kiện tín dụng được phê duyệt; không kiểm soát nguồn tiền về của khách hàng, không kiểm tra nguồn tiền về để cho Phan Bá Tòng sử dụng vốn sai mục đích; không kiểm tra, thiếu thẩm định tình hình tài chính, uy tín của khách hàng đối với ngân hàng, không thẩm định tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh…

Trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Công ty Luật TNHH CHD Law cho biết, thời gian gần đây, các vụ việc liên quan đến cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra khá nhiều. Mặc dù đó là hành động của cá nhân nhưng phần nào đó đã tác động xấu đến hình ảnh ngành ngân hàng.

Luật sư Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Công ty Luật TNHH CHD Law dẫn chứng, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tài Điều 174 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó:

1. “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a. Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên

b.…

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng…

Theo Luật sư Hùng, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tài Điều 174 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, với hành vi chiếm đoạt tài sản hơn 170 tỉ đồng của các bị hại thì cả hai bị can đã phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 4 của Điều 174 BLHS. Hình phạt cao nhất của các bị can có thể bị tuyên mức án chung thân, ngoài ra các bị can còn có thể chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

“Trong trường hợp này, có 2 bị can nên đây là vụ án có đồng phạm. Cơ quan điều tra sẽ điều tra, xác minh vai trò của từng bị can trong vụ án, người chủ mưu sẽ là người phải gánh mức án cao nhất so với các đồng phạm khác quy định tại khung hình phạt bị truy tố”, Luật sư Hùng nhấn mạnh.

Nhắc tới Ngân hàng Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), không ít người nhớ tới con số 757 tỉ đồng. Đây là số tiền mà Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ VDB giải ngân cho các nhà thầu trái quy định thời gian vừa qua. Cụ thể, số tiền nằm trong các gói thầu mà Thanh tra Chính phủ kết luận sai phạm, thất thoát tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (TISCO).

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỉ đồng, sau 5 năm triển khai đội vốn lên tới 8.104 tỉ đồng. Theo đó, sai phạm xảy ra ở tất cả các khâu, có liên quan đến trách nhiệm của TISCO, Tổng Công ty thép (VNS), Bộ Công Thương...

Nhà máy này đã "đắp chiếu" từ năm 2013 đến nay, với khoản lãi vay ngân hàng phải trả gần 40 tỉ đồng/tháng. Hai ngân hàng liên quan, giải ngân cho dự án này gồm VDB và Ngân hàng Công Thương (Vietinbank).

Hà Lan

Bạn đang đọc bài viết Luật sư nói gì về vụ cựu nhân viên ngân hàng VDB bị bắt liên quan đến vụ vỡ nợ hơn 173 tỉ đồng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam đã thành công trong kiểm soát CPI
Tính chung cả năm, CPI tăng 3,63% so với năm trước, vượt mục tiêu đề ra. Nếu so với tháng 12/2023, mức tăng là 2,94%. Như vậy, Việt Nam tiếp tục có thêm một năm thành công trong kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Tin mới