Thứ sáu, 03/05/2024 21:45 (GMT+7)
Thứ ba, 23/01/2024 11:23 (GMT+7)

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Hạn chế tình trạng sở hữu chéo, cho vay “sân sau”

Theo dõi KTMT trên

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vừa mới được Quốc hội thông qua có nhiều quy định mới nhằm hạn chế tình trạng sở hữu chéo, cho vay “sân sau” trong hệ thống ngân hàng.

Sáng ngày 18/01/2024, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi). Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2024, ngoại trừ một số điều khoản sẽ có hiệu lực từ 01/01/2025.

Một trong những nội dung quan trọng của Luật này là giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức tại một ngân hàng từ 15% xuống còn 10% và giảm tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông và người liên quan từ 20% xuống 15%. Ngoài ra, Luật cũng giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn và người có liên quan xuống còn 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Hạn chế tình trạng sở hữu chéo, cho vay “sân sau” - Ảnh 1

Luật cũng quy định, tỷ lệ cho vay đối với 1 khách hàng giảm từ 15% xuống 10% vốn tự có của một ngân hàng, giảm tỷ lệ cho vay đối với 1 khách hàng và người liên quan từ 25% xuống 15%.

Cùng với đó Luật cũng bổ sung thêm quy định các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phải cung cấp thông tin, đồng thời các tổ chức tín dụng phải thực hiện công bố công khai mình bạch thông tin của các cổ đông này.

Đặc biệt, luật này còn mở rộng khái niệm người có liên quan, bao gồm: vợ, chồng; cha, mẹ đẻ/cha, mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế; con đẻ, con nuôi, con riêng, con dâu, con rể; anh, chị, em; ông bà nội - ngoại; cháu nội - ngoại và cô, dì, chú, bác...

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán MB (MBS), Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ hạn chế tình trạng sở hữu chéo và giúp nhận biết các rủi ro lớn từ các doanh nghiệp sân sau như trường hợp của SCB và Vạn Thịnh Phát.

Theo thống kê của MBS Research, hiện tại có 7 ngân hàng niêm yết có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ (đã loại trừ các tổ chức tín dụng có cổ đông chiến lược là nhà đầu tư nước ngoài).

Cùng quan điểm Công ty Chứng khoán VnDirect cũng cho rằng, Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ hạn chế tình trạng sở hữu chéo và giảm thiểu rủi ro có thể gây tác động đến hoạt động của tổ chức tín dụng. Cùng với đó, giúp tăng cường tính minh bạch trong việc sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng.

Trả lời trên Báo Đấu thầu, TS. Châu Đình Linh, giảng viên Đại học Ngân hàng TP.HCM cho hay, từ các quy định trong Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) có thể thấy rõ mục tiêu của Nhà nước là nhằm ổn định và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Cùng quan điểm, theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ góp phần giúp hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, ổn định hơn.

Trong đó điểm đổi mới được quan tâm nhất là các quy định về giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, giảm giới hạn cấp tín dụng, tăng yêu cầu về cung cấp thông tin đối với cổ đông. Về cơ bản, các điểm mới có mục tiêu chính là hạn chế tình trạng sở hữu chéo cũng như chi phối, thao túng ngân hàng, từ đó giúp hệ thống tổ chức tín dụng trở nên công khai, minh bạch và an toàn hơn.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Hạn chế tình trạng sở hữu chéo, cho vay “sân sau”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Lãi suất ngân hàng Agribank tháng 5/2024
Tháng 5/2024, lãi suất Ngân hàng Agribank vẫn duy trì như tháng trước chưa có sự thay đổi. Mức cao nhất là 4,7% năm được áp dụng cho khách hàng cá nhân tại kỳ hạn gửi 24 tháng.

Tin mới