Thứ sáu, 04/04/2025 00:28 (GMT+7)
Thứ bảy, 25/02/2023 17:30 (GMT+7)

Long An: Quản lý, sử dụng nguồn nước ngọt hiệu quả mùa khô hạn

Theo dõi KTMT trên

Tỉnh Long An đã và đang tổ chức đo đạc, giám sát, cảnh báo xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng để hướng dẫn người dân lấy nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt một cách phù hợp trong mùa khô năm nay.

Hiện nay, dòng chảy sông Mêkông về Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) phụ thuộc khá lớn vào việc vận hành thủy điện ở thượng nguồn. Dòng chảy về đồng bằng giảm nhanh vào các tháng đầu mùa kiệt, mặn đã lên sớm vào tháng 12/2022 và tiếp tục tăng cao trong tháng 02/2023.

Long An là tỉnh có thể còn bị ảnh hưởng bởi triều cường trong tháng 02 và mặn với nồng độ 4g/l có thể xâm nhập sâu từ 45-60km ở một số địa phương, nếu thượng lưu vận hành xả nước bất thường có thể làm mặn vào sâu từ 50-65km, điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến việc lấy nước của các cống đầu mối.

Bên cạnh đó, mặn bất thường, hạn, thiếu nước có thể xảy ra ở các vùng chưa hoàn chỉnh hệ thống kiểm soát mặn. Tháng 02, mặn vào sâu 45-60km; từ tháng 3, mặn gia tăng chủ yếu khu vực sông Vàm Cỏ, mặn có thể xâm nhập 65-75km.

Long An: Quản lý, sử dụng nguồn nước ngọt hiệu quả mùa khô hạn - Ảnh 1
Tỉnh Long An đang triển khai nhiều biện pháp nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt mùa khô năm nay

Về vấn đề này, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Trụ (Long An) - Đặng Văn Tây Lo cho biết, để giảm thiểu những tác động do tình hình hạn, mặn và thiếu nước trong sản xuất, bảo vệ vụ mùa cho người dân, ngành Nông nghiệp huyện đã chủ động phối hợp các địa phương nạo vét các tuyến kênh chính, nội đồng. Đồng thời, bố trí, sắp xếp thời gian vận hành các cống điều tiết bảo đảm cho việc sản xuất lúa, nuôi tôm của người dân.

Nhiều người dân ở các huyện vùng hạ như Cần Giuộc, Tân Trụ, Thủ Thừa cho biết, với mực nước như hiện nay thì tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn có khả năng xuất hiện trong các tháng 02, 3 Âm lịch và có khả năng ảnh hưởng sản xuất, nuôi thủy sản, sinh hoạt của người dân.

“Mực nước trên các sông, rạch trên địa bàn xã đang xuống thấp. Dấu hiệu mùa khô, hạn đã đến. Những ngày nước kém, nhiều con kênh, rạch nước xuống gần đáy, khả năng thiếu nước sản xuất sẽ xảy ra trong những tháng tới” - ông Trần Văn Hùm, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước cho hay.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, hàng năm, mặn thường xâm nhập sâu và gây nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Chính vì vậy, để chủ động phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 trên địa bàn tỉnh, Sở đã chủ động tham mưu UBND tỉnh và phối hợp các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đo đạc, giám sát, cảnh báo xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng để hướng dẫn người dân lấy nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt một cách phù hợp.

Bên cạnh đó, cần vận hành hiệu quả các trạm quan trắc mặn được lắp đặt trên địa bàn tỉnh; tổ chức ra quân nạo vét kênh, rạch, khai thông dòng chảy và bơm dự trữ nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An ông Nguyễn Chí Thiện thông tin, xâm nhập mặn cao nhất mùa khô năm nay có khả năng tương tự năm 2020-2021, mặn bất thường có thể xảy ra do vận hành thủy điện. Ðể đề phòng các rủi ro do hạn, mặn gây ra, các địa phương cần chủ động xây dựng các giải pháp ứng phó, chủ động tích nước cho sinh hoạt và cây trồng cạn, tích trữ nước trong các hệ thống kênh, rạch trước các kỳ mặn lên cao. Song song đó, cần tăng cường công tác giám sát mặn, điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với các diễn biến nguồn nước.

Theo các chuyên gia, tiềm năng nguồn nước về ÐBSCL mùa kiệt năm 2023 thuận lợi. Tuy nhiên, do sự phụ thuộc vào vận hành thủy điện trên lưu vực nên nguồn nước cho sản xuất được dự báo ở mức tương tự năm 2020-2021. Khả năng mặn xâm nhập sâu bất thường có thể xảy ra bởi những biến động dòng chảy do vận hành thủy điện gây ra. Vì vậy, các địa phương cần chủ động xây dựng các giải pháp ứng phó phòng, chống hạn, mặn phù hợp với điều kiện của vùng.

Vũ Thanh

Bạn đang đọc bài viết Long An: Quản lý, sử dụng nguồn nước ngọt hiệu quả mùa khô hạn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục
Ba tháng đầu năm, TP. Hải Phòng thu ngân sách đạt hơn 47.800 tỷ đồng, hơn 40% dự toán thu ngân sách cả năm nay. Đây là thông tin được công bố tại phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3 của UBND Thành phố Hải Phòng diễn ra sáng nay (3/4).
Kinh tế Hải Dương tăng trưởng tích cực trong quý 1
UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức hội nghị (mở rộng) để xem xét tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025, theo đó, trong 3 tháng đầu năm, một số ngành, lĩnh vực của Hải Dương đạt mức tăng trưởng rất tích cực.