Thứ hai, 12/05/2025 17:06 (GMT+7)
Thứ ba, 22/04/2025 09:45 (GMT+7)

LG và Samsung kiện chính sách quản lý chất thải điện tử mới của Ấn Độ

Theo dõi KTMT trên

LG, Samsung và nhiều tập đoàn lớn kiện Chính phủ Ấn Độ về quy định thu phí tái chế chất thải điện tử 22 rupee/kg, cho rằng mức giá này quá cao và gây thiệt hại nghiêm trọng.

Một loạt các tập đoàn điện tử lớn, bao gồm LG, Samsung, Daikin và Voltas (thuộc Tập đoàn Tata), đang kiện Chính phủ Ấn Độ về quy định mới buộc các nhà sản xuất phải trả ít nhất 22 rupee (khoảng 25 cent Mỹ) cho mỗi kg rác điện tử tái chế. Vụ kiện được xem là bước leo thang mới nhất trong mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và nhà nước về chính sách quản lý chất thải điện tử tại quốc gia Nam Á này.

Theo quy định mới, Ấn Độ muốn thúc đẩy tái chế chuyên nghiệp thay vì phụ thuộc vào các cơ sở nhỏ lẻ, vốn chiếm phần lớn hoạt động hiện nay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phản đối, cho rằng mức giá này cao gấp ba lần chi phí hiện tại, làm tăng đáng kể gánh nặng tài chính.

LG và Samsung kiện chính sách quản lý chất thải điện tử mới của Ấn Độ - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Trong hồ sơ 550 trang gửi tòa án, LG cho rằng chính sách này "không giải quyết được vấn đề môi trường" mà chỉ đơn thuần đẩy chi phí lên cao. LG cũng chỉ trích việc Chính phủ Ấn Độ không kiểm soát được khu vực tái chế phi chính thức, dẫn đến tình trạng ô nhiễm và lãng phí tài nguyên.

Tương tự, Samsung trong hồ sơ 345 trang nhận định việc áp giá cứng sẽ gây "ảnh hưởng tài chính nghiêm trọng" mà không đem lại hiệu quả bảo vệ môi trường như kỳ vọng.

Trước đó, cả LG và Samsung đều từng gửi kiến nghị lên chính phủ, đề xuất giảm mức phí hoặc để thị trường tự điều chỉnh.

Một số doanh nghiệp nội địa như Blue Star (sản xuất điều hòa) cũng tham gia kiện, phàn nàn về thủ tục phức tạp và chi phí gia tăng. Trong khi đó, Johnson Controls-Hitachi bất ngờ rút đơn kiện mà không giải thích lý do.

Giới phân tích nhận định, vụ kiện này có thể làm chậm tiến độ thực thi chính sách môi trường của Ấn Độ, vốn đang nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm từ ngành điện tử. Tuy nhiên, áp lực từ các tập đoàn lớn cũng buộc chính phủ phải cân nhắc lại cách tiếp cận, tránh gây tổn hại đến môi trường kinh doanh.

Theo số liệu từ Chính phủ Ấn Độ, chỉ 43% lượng rác điện tử tại Ấn Độ được tái chế trong năm qua, phần còn lại xử lý thủ công hoặc thải ra môi trường.

Ấn Độ hiện là quốc gia thải ra lượng rác điện tử lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Báo cáo của công ty nghiên cứu Redseer cho thấy tỷ lệ tái chế rác điện tử của Ấn Độ vẫn còn rất thấp so với Mỹ và Trung Quốc, lần lượt cao gấp 5 lần và ít nhất 1,5 lần.

Cuộc chiến pháp lý giữa các "ông lớn" công nghệ và Chính phủ Ấn Độ dự kiến sẽ kéo dài, trong bối cảnh quốc gia này đang đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường nhưng vẫn phải đảm bảo sự ổn định cho doanh nghiệp.

H.A

Bạn đang đọc bài viết LG và Samsung kiện chính sách quản lý chất thải điện tử mới của Ấn Độ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Rà soát, điều chỉnh ngành nghề kinh doanh phù hợp thực tế trước khi Nghị định số 70 có hiệu lực
Doanh nghiệp, tổ chức đang thực hiện hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng sẽ bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế cần rà soát ngành nghề KD
Tín dụng khởi sắc trong quý II/2025
Tăng trưởng tín dụng đang ghi nhận tín hiệu tích cực trong quý II/2025, với mức tăng mạnh so với cùng kỳ và dòng vốn tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng.
Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV
Tuần làm việc thứ hai, Quốc hội tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp, thảo luận về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao.