Thứ năm, 19/09/2024 08:15 (GMT+7)
Thứ sáu, 02/08/2024 14:10 (GMT+7)

Lễ hội sâm Ngọc Linh – Bảo tồn và phát triển

Theo dõi KTMT trên

Được diễn ra từ ngày 1-3/8 năm 2024 với nhiều hoạt động phong phú mang đậm bản sắc, dấu ấn, là niềm tự hào của người dân bản địa huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Lễ hội thu hút bởi không gian phiên chợ sâm Ngọc Linh và dược liệu miền núi với hơn 60 gian hàng của doanh nghiệp và hộ gia đình trồng sâm, nhiều chương trình nghệ thuật và các trò chơi truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ hội năm nay là hội thi sâm Ngọc Linh lần đầu được tổ chức, nhằm tạo điều kiện gặp gỡ, giao lưu giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trồng sâm; thông qua đó ghi nhận sự thành công của người trồng bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My.

Lễ hội sâm Ngọc Linh – Bảo tồn và phát triển - Ảnh 1

Cây sâm Ngọc Linh đang về giá trị kinh tế, tạo động lực thúc đẩy phát triển thương mại.

Điều đáng ghi nhận lần này, sau hội thi có 11 cá nhân, đơn vị đã tặng lại những củ sâm đạt giải để đấu giá, toàn bộ kinh phí thu được từ hoạt động này dùng để ủng hộ công tác xóa nhà tạm trên địa bàn huyện Nam Trà My, kết quả buổi đấu giá đã thu về hơn 361 triệu đồng.

Qua đây, có thể thấy những hoạt động không chỉ góp phần làm phong phú thêm cho lễ hội sâm Ngọc Linh năm 2024, mà còn có ý nghĩa nhân văn, thiết thực hưởng ứng theo chủ trương của Đảng, nhà nước trong nỗ lực xóa nhà tạm.

Ngành chức năng, địa phương và người dân Quảng Nam kỳ vọng phát triển loại dược liệu quý này ra thị trường quốc tế, đồng thời gắn chặt bảo vệ rừng tự nhiên...Đây cũng là dịp tuyên truyền và quảng bá hình ảnh cây sâm Ngọc Linh về giá trị kinh tế, tạo động lực thúc đẩy phát triển thương mại.

Lễ hội sâm Ngọc Linh – Bảo tồn và phát triển - Ảnh 2
Ngành chức năng, địa phương và người dân Quảng Nam kỳ vọng phát triển loại dược liệu quý này ra thị trường quốc tế,

Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My Trần Duy Dũng cho biết, với việc mang lại giá trị kinh tế cao hiện địa phương đã quy hoạch vùng trồng sâm Ngọc Linh với diện tích trên 15.000 ha; thực hiện bảo tồn được khoảng 100 ha, tương đương với khoảng 2 triệu cây và phát triển vùng nguyên liệu sâm trên 1.650 ha với hơn 1.500 hộ dân tham gia trồng, thu hút 18 doanh nghiệp đăng ký trồng sâm dưới tán rừng, có diện tích gần 342 ha.

Ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội và triển khai thực hiện tốt Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua; các chủ trương, chính sách, quy hoạch phát triển cây sâm Ngọc Linh của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, xứng đáng với tầm vóc sản phẩm quốc gia; cũng như khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương, từng bước thoát khỏi huyện nghèo.

Huyện Nam Trà My cần tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 611/QD-TTg ngày 01/6/2023 của Thủ tưởng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bảo tồn và phát triển giống sâm Ngọc Linh gốc, không du nhập các loại giống sâm khác vào trồng trên địa bàn; phát hiện, tố giác, đấu tranh với các hành vi gian dối, trục lợi bất chính trong việc tạo giống, trồng, buôn bán sâm giả Ngọc Linh, góp phần bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam.

Đồng thời, địa phương yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm quy định pháp luật liên quan trong việc trồng, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh; đẩy mạnh sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh, góp phần làm tăng giá trị của cây dược liệu quý này.

Thời điểm, giá sản phẩm sâm Ngọc Linh không ngừng tăng lên, các nhà khoa học, doanh nghiệp đã tập trung vào việc đầu tư nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, sản xuất sản phẩm từ sâm. Đồng bào các dân tộc thiểu số trồng sâm trên địa bàn huyện đã ý thức được việc trồng đi đôi với bảo vệ và phát triển rừng, theo đó, tận dụng lợi thế về cây dược liệu, cây sâm Ngọc Linh để tập trung phát triển du lịch sinh thái, nhất là du lịch vùng sâm.

Cùng với đó là khẩn trương giao đất dưới tán rừng cho các hộ, nhóm hộ đồng bào trồng sâm Ngọc Linh trong vùng quy hoạch; tận dụng lợi thế về cây dược liệu, cây sâm Ngọc Linh để tập trung phát triển du lịch sinh thái, nhất là du lịch vùng sâm gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng, tái sinh rừng; gắn chặt việc trồng sâm với bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái rừng trên địa bàn.

Phạm Trọng Nghị

Bạn đang đọc bài viết Lễ hội sâm Ngọc Linh – Bảo tồn và phát triển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới