Thứ sáu, 22/11/2024 12:04 (GMT+7)
Thứ ba, 04/06/2024 16:11 (GMT+7)

Quảng Nam: Ban hành Kế hoạch Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030

Theo dõi KTMT trên

UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 18/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030; UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Kế hoạch nhằm bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản; gắn với quản lý có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản nhằm phát triển thủy sản bền vững, giữ gìn tính đa dạng sinh học, giá trị tài nguyên sinh vật; góp phần phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thúc đẩy tăng trưởng xanh, nâng cao đời sống và sinh kế cho người dân.

Phấn đấu hoàn thành kế hoạch điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hàng năm tại các huyện, thị xã, thành phố nghề cá ven biển. Các hồ tự nhiên, hồ chứa lớn, hệ thống sông Trường Giang, Thu Bồn; khu vực biển ven bờ, vùng lộng được điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản. Phấn đấu trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở vùng biển, nhất là vùng lộng, vùng bờ được phục hồi và tăng ít nhất 5%.

Quảng Nam: Ban hành Kế hoạch Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Tiếp tục thực hiện tốt mô hình quản lý và hoạt động của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm; đồng thời hình thành, quản lý các Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tam Hải, Tam Tiến - Núi Thành theo Quy hoạch bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản quốc gia, Quy hoạch tỉnh và Đề án mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phục hồi các hệ sinh thái biển đến năm 2030. Tạo nơi cư trú nhân tạo tại các khu vực ven biển của các huyện, thành phố: Hội An, Thăng Bình, Núi Thành nhằm tạo sinh cảnh sống, phát triển các loài thủy sản.

Các huyện, thị xã, thành phố ven biển và các huyện trung du, miền núi có thủy vực (hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, sông có điều kiện môi trường, dòng chảy phù hợp) tổ chức hoạt động thả tái tạo nguồn lợi thủy sản. Tổ chức thực hiện mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản tại các khu vực bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn đất ngập nước được hình thành. 

Từ nay đến 2030, tỉnh Quảng Nam sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản. Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản. Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản. Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức, cá nhân trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi thủy sản…

Kế hoạch cũng đề ra một số giải pháp chính, trong đó, có các giải pháp về cơ chế, chính sách, như: Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách chuyển đổi nghề, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cộng đồng ngư dân khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ; chính sách hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản; chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác thủy sản thân thiện với môi trường hoặc chuyển ra ngoài lĩnh vực khai thác thủy sản.

Triển khai thực hiện quy trình và định mức kinh tế kỹ thuật trong điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản và đa dạng sinh học; quan trắc, giám sát biến động môi trường, nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học; lưu giữ giống gốc các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; trồng phục hồi san hô, cỏ biển; thả rạn nhân tạo làm nơi cư trú cho các loài thủy sản; bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn đánh giá hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi hệ sinh thái và môi trường sống của các loài thủy sản.

Xây dựng cơ chế thúc đẩy thành lập và vận hành quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh, quỹ cộng đồng để huy động các nguồn lực xã hội, nguồn tài chính đóng góp tự nguyện, tài trợ, từ thiện, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước hỗ trợ, đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Hà My

Bạn đang đọc bài viết Quảng Nam: Ban hành Kế hoạch Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới