Thứ bảy, 23/11/2024 05:59 (GMT+7)
Thứ ba, 12/05/2020 10:10 (GMT+7)

Không để 'thiệt hại đơn, thiệt hại kép' trong cứu hạn cho người dân

Theo dõi KTMT trên

Nắng nóng diễn ra gay gắt tại khu vực Nam Trung bộ khiến lượng nước trong các hồ, trên các sông, suối xuống thấp.

Tỉnh Khánh Hòa đang khẩn trương thực hiện các giải pháp chống hạn, trong đó, ưu tiên nguồn nước để đảm bảo sinh hoạt cho người dân.

Từ 3 tháng nay, nhiều khu vực ở huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa bị hạn hán nặng nề. Thời gian dài không mưa, nhiều diện tích lúa vụ Đông Xuân ở địa phương này bị khô cháy, không thể thu hoạch. Nương rẫy được chuẩn bị từ sau Tết để sẵn sàng xuống giống nhưng đến nay cũng phải chờ mưa. Ruộng nhà bị mất mùa, việc làm thêm không có, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số lâm cảnh khó khăn.

Không để 'thiệt hại đơn, thiệt hại kép' trong cứu hạn cho người dân - Ảnh 1
Nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp tại Khánh Vĩnh đang phải bỏ hoang vì hạn hán.

Ông Phạm Văn Trung, dân tộc Mường ở thôn Suối Cá, xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh cho biết: “Từ Tết đến nay, trời không mưa nên chúng tôi không làm ăn được. Hạn hán quá nên làm không làm được ruộng, mất mùa, cả ruộng lẫn rẫy cũng không tỉa được. Keo cũng chưa trồng được”.

Hiện nay, các địa phương ở tỉnh Khánh Hòa ưu tiên đảm bảo nguồn nước để phục vụ sinh hoạt cho người dân. Các diện tích không còn khả năng cấp nước sẽ chuyển đổi từ lúa nước sang cây trồng cạn, cây ngắn ngày. Trước mắt, các địa phương khoan thêm giếng nước công cộng để phục vụ những xã khô hạn nhất.

Ông Văn Ngọc Hường, Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh cho biết, đã đề xuất với tỉnh hỗ trợ gạo cứu đói nhưng địa phương vẫn chủ trương “còn nước, còn tát”.

Năm nay, tại tỉnh Khánh Hòa, lượng mưa thiếu hụt khoảng 20%- 40% so với trung bình nhiều năm. Hiện, 19 hồ chứa chỉ còn 86 triệu mét khối nước, tức khoảng 1/3 tổng dung tích. Nhiều hồ chứa lớn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp cũng đang cạn dần. Dự báo, gần 26.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, hơn 15.000 hecta lúa Hè Thu buộc phải bỏ vụ, nhiều diện tích cây ăn quả gặp nắng hạn ngay thời điểm thu hoạch cũng sẽ bị thiệt hại rất lớn.

Không để 'thiệt hại đơn, thiệt hại kép' trong cứu hạn cho người dân - Ảnh 2
Cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn huyện Khánh Sơn.

Tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng, vận hành kịch bản phòng, chống hạn hán theo nguyên tắc ưu tiên nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ.

Ông Nguyễn Đắc Tài, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các địa phương thực hiện ngay nhiều giải pháp như: đào giếng, vận chuyển nước sinh hoạt phục vụ cho người dân. Về lâu dài, tính toán đầu tư các đập ngăn trên sông suối để giữ nước, xây dựng hồ chứa nước ứng phó với hạn hán: “UBND các huyện, thị xã, thành phố phải xác định rõ nguồn nước trên địa phương mình. Chỉ cho sản xuất nông nghiệp ở những nơi đảm bảo nguồn nước. Nếu để người dân làm tự phát có thể sẽ thiệt hại đơn, thiệt hại kép và còn lãng phí nước”.

Thái Bình

Bạn đang đọc bài viết Không để 'thiệt hại đơn, thiệt hại kép' trong cứu hạn cho người dân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới