Khánh Hòa: Gắn du lịch với đầu ra cho nông sản
Bắt nhịp cùng thị trường, tỉnh Khánh Hòa đã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm theo những phương thức mới hiện đại và chuyên nghiệp thông qua lễ hội truyền thống, đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
Gắn kết để phát triển
Lễ hội trái cây, được tổ chức tại huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa diễn ra từ ngày 10 đến 13/8 với nhiều hoạt động kết nối cung cầu tiêu thụ các mặt hàng nông sản giữa các hộ gia đình, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh gặp gỡ giao lưu với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; hội thảo kết nối phát triển du lịch trên địa bàn huyện Khánh Sơn.
Trong khuôn viên lễ hội, có 60 gian hàng trưng bày các loại trái cây có giá trị kinh tế cao, các sản phẩm đặc trưng của huyện và các sản phẩm nông nghiệp của các địa phương bạn. Đặc biệt, trái sầu riêng Khánh Sơn đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, bình chọn là "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2019". Đến nay, huyện đã xây dựng được 34 sản phẩm OCOP, chủ yếu từ sầu riêng và một số loại trái cây ngon khác.
Từ năm 2019, đây là lần thứ ba lễ hội này được tổ chức trong 4 ngày, từ 10-13/8 với chủ đề "Khánh Sơn hội tụ - tinh hoa đất trời". Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Khánh Sơn Đinh Văn Dũng cho biết: Trong gần 20 năm qua, người dân Khánh Sơn đã tìm tòi, phát triển được nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị, chất lượng cao; đặc biệt, sầu riêng Khánh Sơn đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
Bên cạnh trưng bày, giới thiệu trái cây, lễ hội còn tổ chức các hội thảo bàn về giải pháp phát triển du lịch cộng đồng, liên kết tiêu thụ nông sản...
Ông Trần Đình Lộc (thị trấn Tô Hạp, Khánh Sơn) cho biết, giá sầu riêng có giảm so với đầu mùa nhưng đem lại thu nhập cao cho người trồng. "Nông dân vẫn có lời, trên 60-70 ngàn/kg, vẫn ổn định. Lễ hội trái cây, được tổ chức 2 năm một lần, du khách đến rất đông... Người dân mong muốn giá ổn định, nội địa tiêu thụ sầu riêng càng nhiều càng tốt" - ông Lộc chia sẻ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Khánh Sơn Đinh Văn Dũng cho biết thêm, để có được kết quả này là nhờ vào sự hỗ trợ của ngành chức năng, UBND tỉnh. Trong đó, đã giúp hợp tác xã tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, cũng như chương trình kết nối với doanh nghiệp, bắt tay sản xuất sản phẩm đạt chuẩn Viet Gap.
Bên cạnh đó, các thành viên hợp tác xã còn hướng dẫn nhà vườn chú ý sử dụng chế phẩm sinh học và phân bón hữu cơ trong quy trình canh tác cây ăn trái; giữa các thành viên còn thường xuyên trao đổi, chia sẻ kỹ thuật cho cây ra hoa, đậu trái đạt chất lượng cao.
Chìa khóa cho sản phẩm vươn xa
Ông Phạm Minh Nhựt, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Khánh Hòa cho rằng, tuy lễ hội trái cây đã được trú trọng về quy mô, đây là lần thứ 3 nhưng vẫn còn gian nan trong việc xúc tiến thương mại theo hướng chuyên nghiệp mô hình làng du lịch cộng đồng, điểm đến sinh thái nông nghiệp và hiệu quả. Hạ tầng du lịch còn hạn chế khi cả huyện chỉ có gần 60 phòng lưu trú, sản phẩm du lịch còn đơn điệu. Đặc biệt, hạ tầng giao thông còn khó khăn chỉ có độc đạo 1 Tỉnh lộ 9 lại quanh co, hiểm trở.
Ở lần đầu tiên năm 2019, Lễ hội trái cây Khánh Sơn thu hút khoảng 10 nghìn lượt khách, lần thứ 2 đón 15 nghìn lượt khách đến, lần thứ 3, dự kiến lượng khách sẽ còn đông hơn. Trong tiến trình phát triển du lịch, Khánh Sơn đặt mục tiêu đến đến năm 2025 thu hút 22.000 lượt khách, xây dựng được mô hình làng du lịch cộng đồng, điểm đến sinh thái nông nghiệp, đồng thời phục dựng lễ hội truyền thống của người Raglai...Thông qua đó đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại chỗ.
"Du khách đến đây hạ tầng dịch vụ không có, hạ tầng giao thông chưa đảm bảo cũng làm khó khăn cho khách du lịch đến tham gia Lễ hội trái cây. Hạ tầng dịch vụ phải nâng tầm. Thứ hai là phải khuyến khích các nhà vườn phải tập trung cho Lễ hội trái cây, kích thích những người sử dụng sản phẩm trái cây huyện Khánh Sơn với giá tốt nhất" - ông Nhựt cho biết.
Cùng với phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế hàng hóa, huyện Khánh Sơn đang bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, các di tích lịch sử - văn hóa,... và khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, gắn kết phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo tồn văn hóa thành chuỗi liên kết trong phát triển kinh tế xã hội.
Cũng theo ông Đinh Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, hiện nay Khánh Sơn chọn phát triển nông nghiệp hàng hóa là nòng cốt, liên kết theo chuỗi tiêu thụ, bên cạnh xuất khẩu còn đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Qua đó, góp phần giảm nghèo cho người dân địa phương.
"Phát triển nông nghiệp của huyện Khánh Sơn sang sản xuất kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Trên địa bàn có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn Viet Gap và đảm bảo về mặt truy xuất nguồn gốc. Đây là việc giúp huyện sớm thoát khỏi huyện nghèo".
Ông Dũng khẳng định, dù xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả nhất định nhưng hiện còn khó khăn và loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm. theo đó, địa phương cần tăng cường quảng bá sản phẩm, hàng hóa cũng như xây dựng chương trình tuyên truyền có tính kết nối vùng; đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động phối hợp, trao đổi thông tin về đầu tư, sản xuất để sản phẩm của hợp tác xã ngày càng vươn xa…
Trong Nghị