Thứ sáu, 20/12/2024 01:55 (GMT+7)
Chủ nhật, 24/10/2021 09:00 (GMT+7)

IEP: 30 quốc gia có nguy cơ cao nhất trong 'Danh sách đe dọa sinh thái'

Theo dõi KTMT trên

Báo cáo nghiên cứu của Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) cho biết, 30 quốc gia là 'điểm nóng' của tình trạng khan hiếm tài nguyên do đó là nơi tập trung của thảm họa thiên nhiên.

Thực tế, BĐKH là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến đất đai. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đất thể hiện ở lượng nước mưa và nhiệt; ảnh hưởng gián tiếp thông qua sinh vật. BĐKH gây rối loạn chế độ mưa, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn… làm cho lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn, hiện tượng xói mòn, khô hạn nhiều hơn.

Nước biển dâng, thiên tai, bão lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng nhiễm mặn, ngập úng, sạt lở bờ sông, bờ biển… dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất.

Báo cáo nghiên cứu của Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) cho biết, thực trạng mất an ninh lương thực, thiếu nước và tác động của thiên tai, kết hợp với gia tăng dân số cao đang gây ra xung đột và khiến người dân ở các khu vực dễ bị tổn thương phải di dời.

IEP sử dụng dữ liệu từ Liên Hợp Quốc và các nguồn khác để dự đoán các quốc gia và khu vực có nguy cơ cao nhất trong “Danh sách đe dọa sinh thái”.

Serge Stroobants, Giám đốc IEP phụ trách khu vực châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi cho biết, báo cáo xác định 30 quốc gia, nơi sinh sống của 1,26 tỉ người, là “điểm nóng” đang đối mặt với nhiều rủi ro nhất. Kết quả này dựa trên 3 tiêu chí liên quan đến tình trạng khan hiếm tài nguyên và 5 tiêu chí tập trung vào thảm họa thiên nhiên bao gồm lũ lụt, hạn hán và nhiệt độ tăng.

Ông Stroobants nói: “Chúng ta thậm chí chưa cần tính đến biến đổi khí hậu để chứng kiến ​​nguy cơ sụp đổ mang tính hệ thống, chỉ cần tác động của 8 mối đe dọa sinh thái (nói trên) cũng có thể dẫn đến hệ quả này. Và tất nhiên biến đổi khí hậu đang gia tăng tác động”.

Afghanistan là quốc gia bị đe dọa nhất trong báo cáo. Theo đó, cuộc xung đột đang diễn ra đã làm tổn hại đến khả năng ứng phó với các rủi ro đối về nguồn cung cấp nước và lương thực, biến đổi khí hậu cũng như lũ lụt và hạn hán tại nước này.

Việt Nam là một quốc gia được xếp vào loại khan hiếm đất, bình quân đất đầu người xếp thứ 159 và chỉ bằng khoảng 1/6 bình quân của thế giới. Những thay đổi về điều kiện thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa, hiện tượng khí hậu cực đoan…) đã làm diện tích đất bị xâm nhập mặn, khô hạn, hoang mạc hóa, ngập úng, xói mòn, rửa trôi, sạt lở… xảy ra ngày càng nhiều hơn.

IEP: 30 quốc gia có nguy cơ cao nhất trong 'Danh sách đe dọa sinh thái' - Ảnh 1
Việt Nam thường xuyên phải chịu những trận lũ lụt. (Ảnh minh họa)

Sự không đồng nhất về địa hình, địa mạo, khí hậu, thổ nhưỡng cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội đã tạo nên những vùng lãnh thổ đặc trưng, đồng thời cũng gặp phải những tác động của sự thay đổi các yếu tố khí hậu đến tài nguyên đất khác nhau.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết IEP: 30 quốc gia có nguy cơ cao nhất trong 'Danh sách đe dọa sinh thái'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới