Các thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có gần 100.000 người thiệt mạng do các thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa, bão lũ, sóng thần, cháy rừng và hạn hán... Sau đây là những thảm họa thiên nhiên kinh hoàng đó:
Lốc xoáy Coringa năm 1839
Theo Bộ phận Nghiên cứu Bão thuộc viện Khí tượng và Hải dương học khu vực Đại Tây Dương, bão Coringa đã đổ bộ vào thành phố cảng Coringa trên vịnh Bengal, Ấn Độ ngày 25/11/1839, tạo ra một cơn lốc cao 40 feet (12 m).
Tốc độ gió của cơn lốc này được xác định là chưa từng xuất hiện trước đây, sức tàn phá đặc biệt khủng khiếp. Ước tính, khoảng 20.000 tàu thuyền bị phá hủy; Số người thiệt mạng lên đến 300.000 người.
Bão Hải Phòng năm 1881
Gây ra thảm họa khủng khiếp ngang ngửa với lốc xoáy Coringa là cơn bão lớn đổ bộ vào thành phố cảng Hải Phòng ở Đông Bắc Việt Nam ngày 8/10/1881. Cơn bão này cũng được cho là thủ phạm làm cho khoảng 300.000 người chết, cùng hàng triệu người bị ảnh hưởng.
Cấp độ của cơn bão vẫn chưa được xác định vì nó xảy ra trước những tiến bộ khí tượng của thế kỷ XX. Cơn bão khổng lồ này đã tàn phá Philippine tàn khốc trước khi đi qua Vịnh Bắc Bộ và tàn phá thành phố Hải Phòng của Việt Nam.
Số người thiệt mạng được thống kê chủ yếu ở Philippine, nhưng hậu quả tại Hải Phòng cũng được ghi nhận là rất lớn. Theo sử sách ghi chép lại thì "người chết ngổn ngang, xóm làng tiêu điều", triều đình Huế phải cắt cử nhiều binh lính tới hỗ trợ.
Cơn lốc xoáy Bhola 1970
Cơn bão nhiệt đới năm 1970 này đã tấn công khu vực Bangladesh (sau này là Đông Pakistan) vào ngày 12-13/11/1970. Theo Phòng Nghiên cứu Bão của NOAA, tốc độ gió mạnh nhất của cơn bão đo được là 130 dặm/giờ (185 km/h), tương đương với sức gió của một cơn bão cấp 4.
Trước khi bão đổ bộ vào đất liền, đã xảy ra một trận triều cường cao 10,6 m, cuốn trôi các đảo nhỏ giáp với Vịnh Bengal gây ra lũ lụt trên diện rộng. Triều cường lên nhanh và khả năng sơ tán chậm dẫn đến số người chết từ 300.000 đến 500.000 người và thiệt hại ước tính 86 tỉ USD.
Trận động đất Aleppo năm 1138 sau Công nguyên
Vào ngày 11/10 năm 1138, mặt đất dưới thành phố Aleppo của Syria bắt đầu rung chuyển. Thành phố nằm trên nơi hợp lưu của các mảng Ả Rập và châu Phi, khiến nó dễ bị ảnh hưởng bởi những cơn rung chấn. Độ lớn của trận động đất không còn ghi nhận theo thời gian, nhưng các nhà biên niên sử đương thời báo cáo rằng, tòa thành của thành phố đã sụp đổ và những ngôi nhà đổ nát trên khắp Aleppo. Số người chết ước tính khoảng 230.000 người .
Trận động đất và sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004
Xếp ở vị trí thứ 2 là trận động đất thảm khốc 9,1 độ richter xảy ra dưới biển ngoài khơi bờ biển phía Tây Sumatra, Indonesia, vào ngày 26/12/2004. Trận động đất tạo ra một cơn sóng thần lớn giết chết khoảng 230.000 người và khiến gần 2 triệu người ở 14 quốc gia Nam Á và các nước Đông Phi phải di tản.
Di chuyển với tốc độ 500 dặm/giờ (804 km/h), sóng thần đã đến đất liền trong vòng 15 đến 20 phút sau khi trận động đất xảy ra với chiều cao có nơi đến 30 m, khiến người dân có rất ít thời gian để chạy trốn lên vùng đất cao hơn.
Trận động đất ở Đường Sơn năm 1976
Theo báo cáo của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), sáng ngày 28/7/1976, thành phố Đường Sơn, Trung Quốc đã bị san bằng bởi một trận động đất mạnh 7,8 độ richter.
Số người chết chính thức được ghi nhận vào thời điểm đó lên tới hơn 250.000 người. Tổng cộng số thương vong và thiệt hại về nhân mạng có thể lên tới gần 700.000 người.
Trận động đất ở Antioch năm 526 sau Công nguyên
Cũng giống các thảm họa xảy ra từ những thiên niên kỉ trước, khó có thể tính toán được chính xác số người chết trong trận động đất ở Antioch.
Nhà sử học đương đại John Malalas cho rằng, thời điểm đó có khoảng 250.000 người đã chết khi động đất tấn công vào đế chế Byzantine (nay là Thổ Nhĩ Kỳ và Syria) vào tháng 5/526. Tuy nhiên, Tạp chí Lịch sử Trung cổ đăng vào năm 2007 tiết lộ rằng, số người chết thực tế còn cao hơn như vậy.
Động đất Hải Nguyên
Trong một hội thảo năm 2010, nhà địa chất đến từ Học viện Khoa học Trung Quốc có tên Deng Qidong khẳng định động đất Hải Nguyên là trận động đất lớn nhất thế kỉ 20 được ghi nhận ở Trung Quốc.
Ngày 16/12/1920, một trận động đất 7,8 - 8,5 độ Richter xảy ra ở quận Hải Nguyên đã khiến tổng cộng khoảng 240.000 người chết. Chỉ riêng Hải Nguyên đã có hơn 73.000 người tử vong, 200 km xung quanh đều bị ảnh hưởng.
Trận động đất ở Haiti năm 2010
Trận động đất thảm khốc 7,0 độ Richter xảy ra ngay phía Tây Bắc Port-au-Prince, Haiti vào ngày 12/1/2010 được xếp vào một trong 3 trận động đất gây nhiều thương vong nhất mọi thời đại.
Haiti được xem là một trong những quốc gia nghèo nhất ở Tây Bán cầu, khiến nó cực kỳ dễ bị tổn thương và thiệt hại về nhân mạng. Có tới 3 triệu người ở đất nước này bị ảnh hưởng bởi trận động đất.
Ban đầu, chính quyền Haiti ước tính số người chết là 230.000 người, nhưng vào tháng 1/2011, các quan chức đã điều chỉnh con số đó thành 316.000 người.
Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Medicine, Conflict and Survival, đưa ra con số khoảng 160.000 trường hợp tử vong, trong khi USGS cho biết chỉ có khoảng 100.000 người chết. Sự chênh lệch này phản ánh những khó khăn trong việc thống kê số người chết tại các khu vực có thương vong.
Trận lụt sông Hoàng Hà năm 1887
Sông Hoàng Hà (Huang He) ở Trung Quốc vào cuối những năm 1880 đã gặp phải một trận mưa lớn kéo dài, gây ra ngập lụt khoảng 5.000 dặm (12.949 km2). Hậu quả, trận lụt đã khiến khoảng 900.000 đến 2 triệu người thiệt mạng.
Lũ lụt sông Dương Tử năm 1931
Năm 1931, mưa lớn đã làm nước Sông Dương Tử dâng cao đột ngột và tạo ra một trận lũ lụt lịch sử. Thảm họa thiên nhiên này đã giết chết nhiều người nhất trong lịch sử thế giới.
Theo những ghi chép của "Bản chất của thảm họa ở Trung Quốc: Trận lụt sông Dương Tử năm 1931" cho biết, sông Dương Tử lúc đó giống như một hồ nước hoặc đại dương khổng lồ. Số người chết được Chính phủ đương thời cho biết khoảng 2 triệu người, nhưng một số báo cáo khác cho biết, thực tế có thể lên tới 3,7 triệu người.
Linh Chi (t/h)