Thứ năm, 20/02/2025 03:45 (GMT+7)
Chủ nhật, 16/02/2025 18:09 (GMT+7)

Hưng Yên: Tổ chức lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến từ ngày 17-19/2

Theo dõi KTMT trên

Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 17 - 19/2 (tức từ ngày 20 - 22 tháng Giêng âm lịch). Năm nay, lễ hội sẽ được tổ chức quy mô lớn với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như rước nước, múa rồng, múa lân, trò chơi dân gian.

Lễ hội sẽ diễn ra tại các địa điểm trung tâm của thành phố Hưng Yên, gồm: Quảng trường Nguyễn Văn Linh (phường Hiến Nam), khuôn viên Ban Quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến (139 Bãi Sậy, phường Lê Lợi) và khuôn viên hồ Bán Nguyệt.

Hưng Yên: Tổ chức lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến từ ngày 17-19/2 - Ảnh 1
Khai mạc lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến năm 2024. (Ảnh tư liệu)

Mở màn lễ hội là nghi thức rước nước từ sông Hồng về các di tích trong quần thể Di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến. Lễ khai mạc lễ hội diễn ra tại Quảng trường Nguyễn Văn Linh vào tối 17/2 (20 tháng Giêng âm lịch) với sân khấu lớn, quy tụ hàng trăm diễn viên, nghệ sĩ chuyên nghiệp biểu diễn chương trình nghệ thuật tái hiện lịch sử Phố Hiến và những nét đẹp trong đời sống văn hóa dân gian. Ðặc biệt, nghi thức dâng hương trang trọng tại các di tích lịch sử quan trọng của Phố Hiến, bày tỏ lòng tri ân với các bậc tiền nhân đã góp công xây dựng và phát triển vùng đất này.

Cùng với đó là phần hội với nhiều hoạt động truyền thống đặc sắc như hội múa rồng, múa lân; nghi thức rước kiệu được thực hiện công phu, trong đó có các đoàn rước kiệu của các di tích trong vùng. Trong các ngày diễn ra lễ hội còn có các hội thi dân gian gồm có thi kéo co, cờ tướng, cờ người, chuyền chanh, nhảy bao bố và nhiều hoạt động văn hóa, dân gian hấp dẫn khác. Cạnh đó là các không gian trưng bày cổ vật, triển lãm ảnh về di sản văn hóa… giúp du khách hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của Phố Hiến - TP.Hưng Yên.

Theo các nguồn tài liệu, Phố Hiến xưa kia là một trung tâm thương mại náo nhiệt, sầm uất, với cảnh “trên bến dưới thuyền”. Khi đó, tàu thuyền, thương nhân từ nhiều quốc gia đến giao thương, buôn bán, cư ngụ và thường được nhắc đến với câu "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến".

Giai đoạn hưng thịnh nhất trong lịch sử của Phố Hiến là vào cuối thế kỷ XVI và XVII. Nếu Kẻ Chợ (thành phố Hà Nội ngày nay) có 36 phố phường, Phố Hiến khi ấy có 23 phố phường và được ví như "tiểu Tràng An". Cùng với giao thương, hoạt động thương mại, người nước ngoài đã mang đến nơi đây những phong tục tập quán, kiến trúc và bản sắc văn hóa. Điều này khiến Phố Hiến vừa là điểm hội tụ vừa là điểm giao thoa giữa các nền văn hóa… tạo nên một vùng đất giàu bản sắc.

Trải qua những biến thiên của lịch sử, Phố Hiến ngày nay không còn là một thương cảng, trung tâm thương mại, nhưng những dấu tích của một thời vẫn còn rất đậm nét trong những di tích lịch sử văn hóa, bia ký, cổ vật và các công trình kiến trúc, tập quán, nếp sống… của cộng đồng dân cư.

Cũng tại vùng đất này, với quần thể di tích lịch sử có mật độ lớn, đa dạng, đã hình thành hệ thống lễ hội văn hóa dân gian truyền thống phong phú. Mỗi lễ hội có nét độc đáo gắn với tín ngưỡng đặc trưng riêng, vừa đa dạng về hình thức vừa đậm đà về bản sắc, sẽ làm hài lòng du khách khi tới tham quan và trải nghiệm.

Sông Hồng

Bạn đang đọc bài viết Hưng Yên: Tổ chức lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến từ ngày 17-19/2. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nồm ẩm?
Thời tiết nồm ẩm ở miền Bắc có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết này, cần lưu ý đến nhiều yếu tố như duy trì môi trường sống sạch sẽ, chế độ ăn uống hợp lý, và chăm sóc cá nhân.
Quảng Ninh: Đặc sắc hội Đình Đồng Chức và hội Lồng Tồng
Hội Đình Đồng Chức và hội Lồng Tồng vừa diễn ra tại xã Lương Minh, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Lễ hội nhằm quảng bá và phát huy giá trị di tích lịch sử Khu căn cứ kháng chiến chống thực dân của tỉnh Hải Ninh cũ, hướng tới phát triển du lịch địa phương.

Tin mới