Thứ sáu, 20/09/2024 15:09 (GMT+7)
Thứ sáu, 19/11/2021 07:21 (GMT+7)

Hiện đại hóa biến đại dương thành sa mạc ngập nước

Theo dõi KTMT trên

Đại dương hoàn toàn cân bằng trong thời kỳ tiền công nghiệp, cho đến khi bị con người chiếm lĩnh. Chỉ trong vòng 170 năm trở lại đây, khi con người khai thác đại dương theo lối công nghiệp hóa định luật đại dương đã bị phá vỡ.

Thời kỳ tiền công nghiệp có đại dương với sự đa dạng sinh học

"Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy mỗi bậc sinh vật đều có độ lớn sinh khối khoảng 1 gigaton trên toàn cầu", nhà địa chất học Eric Galbraith đến từ Đại học McGill cho biết. "Thực tế các sinh vật biển đã được phân bố đồng đều trên tất cả các kích thước và đó là điều đáng chú ý".

Theo Galbraith, tạo hóa lẽ ra đã có thể sắp xếp sự sống trong đại dương theo nhiều cách. Chẳng hạn, tại sao Thượng Đế không ưu tiên một loài sinh vật có kích thước trung bình nhưng thông minh cao ở giữa phổ Sheldon.

Hiện đại hóa biến đại dương thành sa mạc ngập nước - Ảnh 1
Đa dạng sinh học ở đại dương. (Ảnh minh họa)

Ví dụ như nếu cá heo thực sự có trí tuệ giống như con người, chúng cũng có thể phát triển với sinh khối vượt bậc để thống lĩnh đại dương.

Hatton và nhóm của ông tại Viện Max Plank đã thảo luận về những câu hỏi này. Theo nghiên cứu, có nhiều yếu tố trong lòng biển có thể duy trì phổ Sheldon, bao gồm tương tác giữa động vật ăn thịt và con mồi của chúng, sự trao đổi chất, tốc độ tăng trưởng, sinh sản và tỷ lệ tử vong.

Con người là nhân tố phá vỡ sự cân bằng đa dạng sinh học ở đại dương

Ở chiều ngược lại, Hatton tìm ra một yếu tố có thể phá vỡ sự cân bằng đó: con người. Sau khi đối chiếu các thống kê ở thời điểm tiền công nghiệp với sinh khối biển ngày nay, các nhà khoa học nhận thấy sự sụt giảm mạnh của các loài cá ở bên phải phổ Sheldon.

"Các tác động của con người dường như đã cắt ngắn đáng kể một phần ba phía đuôi dải phổ", nhóm nghiên cứu viết. Điều đó được giải thích bằng sự ra đời của các tàu cá viễn dương trong thời kỳ công nghiệp, giúp năng suất khai thác của chúng ta tăng mạnh. Đi đôi với đó là sự gia tăng dân số trên quy mô toàn cầu, yêu cầu một lượng hải sản lớn hơn để nuôi sống chúng ta.

"Con người không chỉ đến và trở thành những kẻ săn mồi đầu bảng trong đại dương, mà về cơ bản, chúng ta đã thay đổi cả dòng chảy của năng lượng qua hệ sinh thái, thông qua các tác động mà chúng ta tích lũy trong 2 thế kỷ trở lại đây", nghiên cứu cho biết.

Hiện đại hóa biến đại dương thành sa mạc ngập nước - Ảnh 2
Con người là tác nhân hủy hoại môi trường sống của sinh vật dưới đại dương. (Ảnh minh họa)

Kể từ những năm 1800, chúng ta đã làm giảm 60% sinh khối cá và động vật biển có vú. Điều này thậm chí còn tệ hơn đối với các loài sinh vật khổng lồ như cá voi. Những cuộc săn bắn cá voi trong lịch sử đã khiến số lượng của chúng giảm tới 90%.

Hiện đại hóa biến đại dương thành sa mạc ngập nước - Ảnh 3
Con người cũng là kẻ săn môi dưới đáy đại dương. (Ảnh minh họa)

Một số loài như cá voi xanh đã biến mất tới 99% chỉ trong giai đoạn kể từ năm 1900 đến 1960. Con người đã quét sạch 1,5 triệu con cá voi chỉ tính riêng ở vùng biển Nam Cực, góp phần gây ra cái gọi là "nghịch lý của các loài nhuyễn thể".

Tất cả số cá và hải sản mà chúng ta đánh bắt được chỉ đang phục vụ vỏn vẹn 3% nhu cầu thức ăn của con người. Nhưng nó đã tương đương với 2,7 tỷ tấn của các loài sinh vật lớn nhất trong đại dương.

Các nhà nghiên cứu đề xuất với những con số này, ngành công nghiệp săn bắt hải sản nên kiểm soát lại hoạt động của mình. "Chúng ta có thể đảo ngược sự mất cân bằng mà chúng ta đã tạo ra bằng cách giảm số lượng tàu cá đang hoạt động trên khắp thế giới", họ viết. "Giảm đánh bắt quá mức cũng giúp phát triển nghề cá bền vững hơn. Đó sẽ là một biện pháp đôi bên cùng có lợi".

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

Theo Tổng cục trưởng Tạ Đình Thi, công tác bảo vệ môi trường biển vẫn còn nhiều khó khăn, trước hết là do nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường biển của một bộ phận người dân còn hạn chế.

Tư duy phát triển xem trọng các yếu tố kinh tế, tăng trưởng ngắn hạn hơn các yếu tố môi trường; coi trọng lợi ích trước mắt hơn lợi ích và hệ quả lâu dài. Cơ cấu tổ chức trong công tác quản lý biển và hải đảo tại các địa phương chưa có sự thống nhất.

Hiện đại hóa biến đại dương thành sa mạc ngập nước - Ảnh 4
Con người cần tích cực hơn trong các hoạt ddộng bảo vệ môi trường biển. (Ảnh minh họa)

Mặt khác, các quy định pháp lý, đặc biệt là các chế tài về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và quy định về lấn biển đang trong quá trình xây dựng. Lực lượng thanh tra chuyên ngành về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo chưa có dẫn đến công tác giám sát việc thực thi các quy định bảo vệ môi trường biển còn hạn chế.

Các mức độ vi phạm mặc dù đã có nhưng chưa đầy đủ, mức độ xử phạt còn thấp và còn thiếu quy định về sử dụng các công cụ pháp lý, kinh tế như những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm biển. Các bộ, ngành, địa phương phối hợp với nhau trong ứng phó với sự cố môi trường biển còn hạn chế, chưa tạo được mối liên hệ chặt chẽ, thuận tiện giữa các cơ quan Trung ương và địa phương hay giữa các địa phương với nhau...

Ngoài ra, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực biển và hải đảo hiện nay còn thiếu về số lượng, năng lực và kinh nghiệm do chưa có sự đầu tư chiến lược về đào tạo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống máy móc, phòng thí nghiệm còn thiếu thốn để phục vụ việc khảo sát, phân tích môi trường biển, kiểm soát, giám sát hoạt động thi hành pháp luật…

Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, thể chế về lĩnh vực biển và hải đảo giai đoạn 2020-2025 theo Nghị quyết số 36-NQ/TW; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển; tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế; xây dựng hệ thống quan trắc môi trường biển; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và cơ chế quản lý, khai thác dữ liệu về điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hiện đại hóa biến đại dương thành sa mạc ngập nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ ngày 21-22/9, dự báo nhiều nơi ở miền Bắc, bao gồm cả Hà Nội, sẽ có mưa, một số nơi mưa to. Kèm với đó là nhiệt độ giảm khá rõ, đặc biệt từ 22/9.
Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria
Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.