Thứ sáu, 22/11/2024 15:46 (GMT+7)
Thứ ba, 02/11/2021 10:15 (GMT+7)

Hệ sinh thái ngập mặn phi thường phát triển trong môi trường nước ngọt ở Mexico

Theo dõi KTMT trên

Khu rừng ngập mặn biệt lập tại Đông Nam Mexico có những đặc điểm phát triển giúp chúng có thể sinh sôi dù cách đại dương 124 dặm. Những cây đước chỉ mọc ở vùng nước mặn đã thích nghi để sống hoàn toàn trong môi trường nước ngọt.

Trong Mexico, có rất nhiều hệ sinh thái biển, nước ngọt và trên cạn. Hệ sinh thái đa dạng này đã biến Mexico thành môi trường sống của hơn 12% tổng số đa dạng sinh học trên thế giới. Trên thực tế, có rất nhiều hệ sinh thái và các loài như vậy mà Mexico đã được đưa vào trong số các quốc gia megadiverse trên thế giới, chỉ có 17 trên toàn cầu.

Điều kiện khí hậu đa dạng này, thêm vào sự đa dạng của các hệ sinh thái ở Mexico, ủng hộ sự hiện diện của hơn 200.000 loài.

Gần đây, các nhà khoa học đã điều tra nguồn gốc một hệ sinh thái rừng ngập mặn ẩn chứa bí ẩn được tìm thấy ở trung tâm bán đảo Yucatan ở Mexico. Thông thường, những cây đước đỏ, hay cây đước, chỉ mọc ở vùng nước mặn, dọc theo bờ biển nhiệt đới.

Hệ sinh thái ngập mặn phi thường phát triển trong môi trường nước ngọt ở Mexico - Ảnh 1
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ẩn chứa bí ẩn ở Mexico. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, khu rừng này nằm gần sông San Pedro ở bang Tabasco, cách đại dương gần nhất hơn 125 dặm (200 km). Bằng cách nào đó, những cây ngập mặn này đã thích nghi để sống hoàn toàn trong môi trường nước ngọt tại Đông Nam Mexico này.

Bằng cách đếm số lượng sự khác biệt giữa hai bộ gen, nhóm nghiên cứu có thể ước tính số thế hệ kể từ khi hai bộ gene đó có chung tổ tiên. Đây là một trong những cách chính xác nhất để xác định thời điểm hai quần thể trở nên riêng biệt.

“Nếu hai quần thể đã trở nên riêng biệt, tổ tiên chung gần đây nhất của các cá thể từ các quần thể khác nhau phải được xác định trước thời kỳ đó”, nhà di truyền học Nichols nhận định.

Nhóm nghiên cứu đã dựa trên số lượng đột biến di truyền tích lũy trong ADN của rừng ngập mặn. Họ xác định, rừng ngập mặn đã bị cô lập với rừng ngập mặn ven biển gần nhất về mặt địa lý trong khoảng 125 nghìn năm. Mực nước biển toàn cầu cao hơn nhiều vào 125 nghìn năm trước do nhiệt độ khí quyển ấm hơn.

Do đó, các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng, khu vực này từng là một đường bờ biển. Rừng ngập mặn có khả năng mọc rễ và có thể tồn tại sau khi mực nước thấp hơn. Tình trạng đó khiến hệ sinh thái ven biển này bị mắc kẹt trong đất liền và buộc nó phải thích nghi với điều kiện nước ngọt từ sông San Pedro.

Hiện, rừng ở độ cao 30 feet (9 mét) so với mực nước biển. Khu vực xung quanh rừng nằm ở vị trí thấp đến mức một sự thay đổi tương đối nhỏ của mực nước biển có thể tạo ra những tác động mạnh mẽ tới đất liền. Các nhà nghiên cứu hy vọng, những phát hiện mới này có thể giúp dự đoán cách khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu do mực nước biển dâng trong tương lai.

Các nhà nghiên cứu đã mô tả rừng ngập mặn sông San Pedro như một “nơi nương tựa”, hệ sinh thái đã tồn tại từ một khoảng thời gian trước đó. Theo nhóm nghiên cứu, không chỉ rừng ngập mặn có thể tồn tại, khoảng 100 loài khác cũng phát triển mạnh trong hoặc gần đại dương cổ đại, bao gồm cả cá, rùa và thực vật.

“Khám phá này thật phi thường. Không chỉ rừng ngập mặn cây đước đỏ, toàn bộ hệ sinh thái của thời kỳ giữa băng hà cuối cùng đã được tìm thấy ở đây”, đồng tác giả nghiên cứu Felipe Zapata - nhà di truyền học tại Đại học California, Los Angeles, cho biết.

Các nhà nghiên cứu không rõ về quá trình rừng ngập mặn và các loài sống tại đó có thể thích nghi với điều kiện nước ngọt. Tuy nhiên, họ có thể tìm hiểu để giải đáp những câu hỏi đó, nhờ địa điểm này.

Tác giả nghiên cứu Aburto-Oropeza cho biết: “Chắc chắn còn nhiều điều cần khám phá về cách những loài động - thực vật của hệ sinh thái này thích nghi trong các điều kiện môi trường khác nhau suốt 100 nghìn năm qua”.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hệ sinh thái ngập mặn phi thường phát triển trong môi trường nước ngọt ở Mexico. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới