Thứ sáu, 22/11/2024 23:22 (GMT+7)
Thứ ba, 17/12/2019 09:27 (GMT+7)

Hàng trăm hộ dân bị đe dọa vì bờ biển liên tục sạt lở, xâm thực

Theo dõi KTMT trên

Dải bờ biển dài hơn 5km thuộc xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) liên tục xất hiện triều cường và sóng lớn dữ dội gây sạt lở, xâm thực nghiêm trọng, đe dọa đến hàng trăm hộ dân ven biển.

Dự án xử lý rác thải gần 1.700 tỉ đồng ở Huế của nhà thầu Trung Quốc có gì đặc biệt?
Thừa Thiên Huế: Ký ức làng Rồng sau 20 năm ‘Đại hồng thủy’

Theo ghi nhận của Kinh tế Môi trường, tại đầu múi kè chống sạt lở Phú Thuận thuộc khu vực thôn An Dương 1 (xã Phú Thuận), bờ biển đang bị xâm thực, sạt lở nghiêm trọng. Biển lấn sâu vào đất liền từ 5-6m, trên chiều dài lên đến 400m, ảnh hưởng trực tiếp 30 hộ dân và rừng phòng hộ ven biển tại khu vực này. Sạt lở còn làm khoảng 40 cây dương nhiều năm tuổi trên bờ bị bứng gốc, đổ trôi xuống biển.

Hàng trăm hộ dân bị đe dọa vì bờ biển liên tục sạt lở, xâm thực - Ảnh 1
Bờ biển bị sạt lở, xâm thực nghiêm trọng tại xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế)

Một số người dân sinh sống tại thôn An Dương 1 (xã Phú Thuận) cho hay, ở khu vực đầu múi kè thuộc thôn An Dương 1 những ngày qua liên tục xuất hiện triều cường và sóng lớn dữ dội làm nhiều đồi cát ở khu vực này bị sạt lở, ăn sâu vào chân khu vực rừng dương phía trong. Những này tới, nếu tiếp tục có triều cường và sóng lớn thì diện tích rừng dương ven biển này khó có thể trụ nổi.

Hàng trăm hộ dân bị đe dọa vì bờ biển liên tục sạt lở, xâm thực - Ảnh 2
Rừng phòng hộ ven biển bị "tấn công"...

Hàng năm, đến mùa mưa bão, tình trạng xâm thực, sạt bờ liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng đến gần 4.300 hộ dân ở các thôn An Dương 1, An Dương 2 và An Dương 3. Đặc biệt là gần 600 hộ dân sinh sống ven biển, người dân hàng ngày cứ nơm nớp lo sợ sạt lở. Tại các thôn Tân An, Tân Trung, Xuân An (xã Phú Xuân), nhiều km bờ biển đã sạt lở đến sát nhà dân.

Hàng trăm hộ dân bị đe dọa vì bờ biển liên tục sạt lở, xâm thực - Ảnh 3
Triều cường và sóng lớn dữ dội khiến nhiều đồi cát bị sạt lở

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quang Dân - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận cho biết: "Hiện có 12 hộ dân với 40 nhân khẩu nằm trong khu vực bị xâm thực nghiêm trọng. Chúng tôi đã lên phương án di dời những hộ dân này đến nơi an toàn. Bên cạnh đó, chính quyền tiếp tục huy động, tăng cường trồng thêm các loại cây có khả năng chắn sóng tốt, bảo vệ bờ biển".

Hàng trăm hộ dân bị đe dọa vì bờ biển liên tục sạt lở, xâm thực - Ảnh 4
Dải bờ biển hơn 5km tại xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) bị sạt lở nhiều năm qua

Được biết, từ năm 2007, khu vực biển Phú Thuận đã bắt đầu xảy ra tình trạng xâm thực mạnh. Trước tình đó, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đầu tư tuyến kè và rọ đá để gia cố khu vực này. Đến nay, tuyến kè và rọ đá đã hư hỏng hoàn toàn.

Hàng trăm hộ dân bị đe dọa vì bờ biển liên tục sạt lở, xâm thực - Ảnh 5
Tình trạng bị xâm thực, sạt lở bờ biển đã đe dọa gần 600 hộ dân đang sinh sống ven biển

Để đảm bảo an toàn cho hàng ngàn hộ dân đang sinh sống ven biển, cuối năm 2014, công trình kè chống xâm thực bờ biển khu vực thôn An Dương được khởi công xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia. Công trình được đầu tư 100 tỉ đồng, chia làm hai giai đoạn với tổng chiều dài 830m dọc theo bờ biển. Hiện ở các địa điểm hai đầu múi kè, khu vực chưa được đầu tư, xây dựng vẫn đang diễn ra tình trạng xâm thực biển mạnh, lấn sâu vào đất liền.

Trường Sơn - Đại Nghĩa

Bạn đang đọc bài viết Hàng trăm hộ dân bị đe dọa vì bờ biển liên tục sạt lở, xâm thực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới