Thứ năm, 09/05/2024 01:16 (GMT+7)
Thứ hai, 15/04/2019 11:20 (GMT+7)

Hàng cây phong ở Hà Nội có dấu hiệu chết khô

Theo dõi KTMT trên

Tuyến phố Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những con đường đẹp, lãng mạn nhất Hà Nội nhờ những hàng phong lá đỏ. Thế nhưng đến nay, những hàng cây phong này đang trong tình trạng trơ trụi, có dấu hiệu chết khô.

Hàng cây phong ở Hà Nội có dấu hiệu chết khô - Ảnh 1
Những hàng cây phong này đang trong tình trạng trơ trụi, có dấu hiệu chết khô.

Nằm trong chủ trương của Hà Nội về chương trình trồng mới một triệu cây xanh (giai đoạn 2016 – 2020). Đầu năm 2018, TP Hà Nội đã cho trồng 100 gốc cây phong lá đỏ tại tuyến phố Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh với hy vọng sẽ mang lại cho Thủ Đô diện mạo mới.

Sau khi được chăm sóc kĩ lưỡng, nhiều người dân tin tưởng vào mùa Thu – Đông năm 2018 sẽ được đón sắc đỏ giống như cây phong ở các nước trên thế giới nhưng dường như họ đã không được như kỳ vọng. Hiện nay, những hàng cây phong này đã rơi vào tình trạng trơ trụi và khô héo, có dấu hiệu bị chết khô.

Hàng cây phong ở Hà Nội có dấu hiệu chết khô - Ảnh 2
Ghi nhận của PV vào ngày 14/4, những hàng Phong trên các tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng đã trụi lá, chỉ còn trơ cành.

Ông Nguyễn Tuấn Việt (Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) cho biết, ngày nào ông cũng đi làm qua cả hai tuyến phố Nguyễn Chí Thanh và Trần Duy Hưng, mùa thu năm ngoái thấy cây cành lá um tùm, nhiếu tán lá cũng ngả màu cam, vàng nhưng mép lá lại có vẻ bị cháy. Còn giờ đây thấy thì cây lại trơ trụi nên ông cảm thấy rất tiếc nuối.

Anh Nguyễn Ngọc Bảo (Tây Hồ, Hà Nội) đã từng sống 7 năm ở Canada tỏ ra khó hiểu khi TP Hà Nội lại cho trồng loại cây này. “Ở Canada khí hậu rất tốt và cây phong phát triển ở khắp mọi nơi. Thậm chí, chúng còn có màu đỏ vàng tuyệt đẹp. Nhưng ở nước ta không phù hợp chút nào, khí hậu thất thường, không khí ô nhiễm, cây không thể sinh trưởng được là đúng!”.

Theo PGS.TS Ngô Quang Đê – nguyên Trưởng khoa Lâm sinh (Trường Đại học Lâm nghiệp) nhận định, ở khí hậu ôn đới, cây phong lá đỏ mới có khả năng sinh trưởng tốt. Cụ thể là trong khoảng nhiệt độ từ 16 tới 25 độ C. Cây phong thuộc loại ưa ngày dài, ở Việt Nam thời gian chiếu sáng dưới 14 giờ trong khi các nước vùng ôn đới là trên 14 giờ.

“Ở Việt Nam thì thời tiết nóng ẩm, thay đổi thất thường, nên cây đã không thể phát triển tốt như ta mong đợi. Tuy nhiên, cây khô cũng chưa chắc là đã chết, chúng ta nên đợi thêm mùa năm nay nữa xem nó phát triển thế nào!”, vị chuyên gia kết luận.

Trước đó, ngày 11/3/2019, thông tin về tình trạng hàng cây phong trồng trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: “Cây vẫn đang phát triển tốt, phải hết tháng 3 – đầu tháng 4 cây mới bắt đầu nảy mầm”. Chính vì thế, ông Chung khuyên mọi người yên tâm, không có chuyện hàng phong này chết như nhiều người lo ngại.

Xuân Đoàn

Bạn đang đọc bài viết Hàng cây phong ở Hà Nội có dấu hiệu chết khô. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tin mới

“Xanh hóa” bao bì thực phẩm, nói dễ khó làm!
“Xanh hóa” bao bì thực phẩm không chỉ là xu hướng mà còn là sự chuyển đổi chiến lược của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu về môi trường. Tuy nhiên, quá trình xanh hóa đòi hỏi nguồn vốn, thời gian, cũng như nâng cao trình độ nguồn nhân lực.