UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định chủ trương cho phép chuyển đổi 24,4 ha đất rừng sang thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II với tổng mức đầu tư 2,2 tỉ USD.
Đề xuất "đổi" đất rừng làm dự án
Theo tờ trình của UBND tỉnh Hà Tĩnh, diện tích có rừng cần chuyển mục đích sử dụng sang làm dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II là 24,42 ha để thực hiện các hạng mục tuyến ống xỉ, bãi xỉ, đường xả ống làm mát, trạm bơm, khu vực tổ hợp thiết bị.
Trong đó, rừng phòng hộ 9,95 ha; rừng sản xuất 9,31 ha và 5,16 ha ngoài quy hoạch 3 loại rừng. Số diện tích đất rừng trên địa bàn các xã Kỳ Lợi, Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh - Thị xã Kỳ Anh.
Được biết, dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vũng Áng II (tỉnh Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư 2,2 tỉ USD, công suất 1.320 MW, đầu tư theo hình thức BOT tại xã Kỳ Lợi, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Ngày 2/3/2009, Chính phủ đồng ý cho Công ty Cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng II (Công ty VAPCO) phát triển dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II theo hình thức BOT gồm 3 cổ đông với tỉ lệ góp vốn: Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) 25%, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) 23%, Công ty One Energy (Hồng Kông) 30%. Số cổ phần còn lại (22%) do các cổ đông khác nắm giữ.
Đến tháng 9/2011, LILAMA chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nêu trên cho REE. Tháng 8/2012, Công ty VAPCO chỉ còn 2 cổ đông chính là REE và One Energy. Trong đó, REE nắm giữ 51,55% cổ phần và One Energy nắm giữ 48,45% cổ phần. Tháng 4/2018, REE tiếp tục chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty VAPCO cho One Energy.
Tuy nhiên, cuối năm 2020, Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) đã mua lại 40% cổ phần tại dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II. Hiện tại, "ông lớn" Mitsubishi cùng với 1 doanh nghiệp ngành điện của Nhật Bản đang nắm giữ 60% cổ phần còn lại tại VAPCO.
Dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II khi vận hành sẽ đáp ứng 8,529 GWh/năm cho nhu cầu phụ tải điện của Việt Nam. Đối với Thị xã Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh, dự án đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động, đóng góp khoảng 300 tỉ đồng/năm vào ngân sách địa phương.
Phát triển nhiệt điện là đi ngược xu thế chuyển dịch xanh
Góp ý tại dự thảo Quy hoạch điện VIII, bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) cho rằng, tiếp tục phát triển nhiệt điện than sẽ đặt Việt Nam ở chiều ngược lại với xu thế chuyển dịch xanh của thế giới và nỗ lực thực hiện mục tiêu khí hậu của Thỏa thuận Paris. Bên cạnh đó, phát triển nhiệt điện với tỉ trọng cao sẽ gia tăng phụ thuộc nguồn than, khí nhập khẩu và đặt ra rủi ro cho an ninh năng lượng quốc gia.
Cũng cho ý kiến về vấn đề này, ông Ngô Đức Lâm, chuyên gia năng lượng cho biết, dự thảo Quy hoạch điện VIII đã chú ý đến vấn đề môi trường, phát triển bền vững khi lần đầu tiên lượng hóa được các ô nhiễm thành tiền. Tuy nhiên, quy hoạch vẫn đang xoay quanh việc phát triển điện than. Việc tiếp tục xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới sẽ chủ yếu sử dụng than nhập khẩu.
"Vậy tại sao lại không phát triển các dạng năng lượng khác thay thế than, trong khi tiềm năng điện gió và điện mặt trời của Việt Nam là rất lớn", ông Lâm đặt vấn đề.
Còn theo PGS. TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam cho rằng, thời gian qua, nhiều ý kiến lo ngại, việc phát triển các dự án điện than sẽ khiến lượng tro xỉ, tro bay, khí độc hại… gây ảnh hưởng môi trường, người dân xung quanh dự án. Tuy nhiên, phải khẳng định, các dự án nhiệt điện than hiện nay đều có công nghệ xử lý môi trường tốt và luôn đạt chuẩn quản lý môi trường quốc gia.
Công nghệ các nhà máy nhiệt điện than hiện nay đã phát triển và tiến bộ vượt bậc, nhằm đáp ứng nhu cầu giảm tiêu hao năng lượng và đảm bảo về môi trường. Vì vậy, với công nghệ hiện đại của các nhà máy nhiệt điện than hiện nay, ngoài hiệu suất có thể lên đến trên 50%, tiêu hao ít nhiên liệu và tài nguyên thì công nghệ xử lý chất thải cuối nguồn cũng giảm tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII cũng cho thấy, xu hướng giảm dần tốc độ phát triển điện than và tăng dần tốc độ phát triển năng lượng tái tạo theo các giai đoạn. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm tới (2021 - 2030), nhiệt điện than vẫn được ưu tiên tăng mạnh, bổ sung khoảng 17 GW công suất điện mới vào hệ thống điện quốc gia.
Nhiệt điện tiềm ẩn rủi ro ô nhiễm môi trường
PGS.TS Lưu Đức Hải - Phó Chủ tịch TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho rằng: “Công tác quản lý tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện ở nước ta hiện nay rất yếu. Một trong những nguyên nhân chính là vì không có cơ quan nào đặc trách nhiệm vụ này, nên có thể dẫn đến sự bỏ sót các khâu kiểm soát quan trọng (kiểm soát phóng xạ) và không kích thích việc tận dụng nguồn “tài nguyên” này.
Ví dụ, để triển khai ứng dụng tro xỉ làm vật liệu xây dựng, cần phải qua các ban ngành của Bộ Xây dựng để đăng ký và đánh giá các chủng loại sản phẩm, qua Bộ Công Thương để thành sản phẩm hàng hóa, qua Bộ TN&MT để đánh giá tác động môi trường. Tuy vậy, nhưng có khi độ phóng xạ của tro xỉ thì không Bộ nào quan tâm”.
Hàng loạt các vụ việc gây ô nhiễm môi trường liên quan đến các nhà máy nhiệt điện than đã được báo chí phản ánh, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của những hộ dân xung quanh, đã trở thành nỗi lo dai dẳng nhiều năm nay.
UBND Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 4599/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất làm vật liệu san lấp tại xã Yên Lạc, huyện Như Thanh.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 4561/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định Bảng giá đất tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là Hội đồng).
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành công văn chỉ đạo tăng cường, siết chặt công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn trong bối cảnh hoạt động khai thác khoáng sản vẫn còn xảy ra vi phạm.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc chưa chấp thuận đưa mỏ cát số 26 ở xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc và xã Quý Lộc, huyện Yên Định vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Ngày 5/11, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa 14, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 22. Tại kỳ họp, UBND tỉnh đã thông qua việc thu hồi đất của 30 dự án, công trình trên địa bàn với tổng diện tích hơn 80ha.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc cho phép trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất làm vật liệu san lấp và thu hồi khoáng sản đi kèm tại xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh.
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khai thác mỏ cát số 177 lòng sông Mã tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước của Công ty CP Xây dựng Hạ tầng Hồng Kỳ.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản giao sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu và tham mưu việc đề nghị tận thu, vận chuyển đất thừa trong quá trình thực hiện dự án trên địa bàn huyện Thường Xuân.
UBND Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 4599/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất làm vật liệu san lấp tại xã Yên Lạc, huyện Như Thanh.
Ngày 23/11, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông), Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa và Trường ĐH Hồng Đức đã phối hợp tổ chức triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa năm 2024.
UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã ven biển tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác IUU
Tối 23/11/2024, hàng trăm nghìn khán giả đã đổ về Thành phố lễ hội - Ocean City, bùng nổ cảm xúc với Đại nhạc hội “Đến Vincom - Chào tôi mới”. Sự kiện khép lại chuỗi hoạt động mừng sinh nhật tuổi 20 cũng là 20 năm phát triển rực rỡ của Vincom.
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh với Tập đoàn Vingroup. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng, giai đoạn từ năm 2025-2030. Theo đó, tên của 3 cầu lớn này là: Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi.
Sáng 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
Đến thời điểm này, các chủ thể tham gia chương trình OCOP năm 2024 của huyện Phù Cừ (Hưng Yên) đã hoàn thiện hồ sơ, gửi phòng chuyên môn của huyện đề nghị thẩm định, công nhận sản phẩm OCOP.
Thực hiện kế hoạch số 2132/KH-UBND ngày 19/10/2024 của UBND tỉnh Hà Nam về việc triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã ban hành văn bản triển khai cụ thể.
Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương vừa có buổi làm việc, khảo sát về tình hình thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về hợp tác đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên.
Thời gian qua, huyện Vũ Thư (Thái bình) đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn ổn định cuộc sống, góp phần hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Tại COP 29, các nước giàu cam kết cung cấp 300 tỷ USD mỗi năm cho các nước nghèo đến năm 2035 để đối phó với những tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu.