Người dân phản ánh, nhiều doanh nghiệp trong cụm công nghiệp (CCN) Từ Liêm (quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) xả thải trực tiếp ra môi trường do trạm xử lý nước thải hàng chục tỉ đồng ngừng hoạt động.
Cụm công nghiệp (CCN) Từ Liêm có diện tích khoảng 62 ha, với nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất như cơ khí, in ấn bao bì, thực phẩm, thương mại... Để giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong CCN, từ đầu năm 2010, dự án Trạm xử lý nước thải CCN Từ Liêm được phê duyệt và xây dựng với số vốn trên 22 tỉ đồng từ nguồn vốn đóng góp của các doanh nghiệp trong CCN. Theo thiết kế, trạm xử lý nước thải được xây dựng trên diện tích khoảng 5.000 m2, có tổng công suất thiết kế 3.500 m³/ngày.
Nước thải của các doanh nghiệp xả ra môi trường, gây ô nhiễm ảnh hưởng lớn tới đời sống của các hộ dân sống quanh khu vực.
Dự án trạm xử lý nước thải CCN Từ Liêm do Ban Quản lý cụm công nghiệp Từ Liêm làm chủ đầu tư và Công ty Kỹ thuật SEEN là đơn vị thi công. Đến tháng 5/2012, dự án này đi vào hoạt động. Thế nhưng, sau nhiều năm đi vào hoạt động cho đến giữa tháng 11/2020, trạm xử lý nước thải này lại ngừng hoạt động. Theo phản ánh của người dân, điều này khiến tất cả những doanh nghiệp tại CCN xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm ảnh hưởng lớn cho những hộ dân sống quanh khu vực.
Theo phản ánh của người dân,16h chiều, 0h và 4h giờ sáng là những cung giờ mà các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp xả thải ra môi trường. Để xác thực phản ánh trên, PV đã chọn thời gian là 16h chiều để ghi nhận việc xả thải. Theo đó tại khu vực một nhà máy bia vào thời điểm trên đã xả một lượng lớn nước thải ra cống ngầm trước cổng. Mùi hôi thối từ nguồn nước này bốc nên khiến ai đi qua cũng phải kinh hãi.
Tiếp đến một điểm khác tại khu vực bên trong CCN, nước thải đen ngòm từ cống ngầm chảy cả ra đường, bốc mùi hôi thối khó chịu. Mặc dù tình trạng này đã diễn không phải trong thời giăn ngắn nhưng các cơ quan hữu quan lại chưa có phương pháp khắc phục, xử lý triệt để.
Trạm xử lý nước thải CCN Từ Liêm hiện tại đã xuống cấp trầm trọng.
Ghi nhận tại trạm xử lý nước thải cho thấy, hiện nay nhiều hạng mục của trạm đã xuống cấp nặng nề. Cụ thể, tường bao của trạm bị nứt nẻ, bong tróc nhiều chỗ, bên trong khuôn viên của trạm cỏ hoang um tùm. Các bể xử lý nước thải giờ đây trở thành bể chứa nước mưa và đã xuống cấp, hư hỏng một phần. Bên cạnh đó, nhiều đường ống dây dẫn, bồn chứa nước, sau những năm tháng phơi mưa, nắng đã không thể sử dụng được…
Trong khi công trình dự án trạm xử lý nước thải có vốn đầu tư hàng chục tỉ đồng xây dựng kiên cố để phục vụ cho các đơn vị doanh nghiệp thì đến nay những hạng mục tại trạm lại xuống cấp trầm trọng. Trạm không thể hoạt động khiến các doanh nghiệp trong CCN phải xả thải ra môi trường, ảnh hưởng lớn đến đời sống của hàng trăm hộ dân.
Trao đổi về nội dung này, một hộ dân sống cạnh CCN Từ Liêm cho hay, việc các nhà máy xả thải ra cống ngầm mà chưa qua xử lý sẽ ảnh hướng rất lớn tới cuộc sống của người dân xung quanh. Thực tế này khiến các hộ dân rất bức xúc khi tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
Trao đổi với PV vào chiều ngày 24/12 về nội dung này, ông Phương Sơn Hà - Phụ trách Phòng dịch vụ công ích và phát triển cụm công nghiệp Từ Liêm (thuộc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm) thừa nhận trạm xử lý nước thải tại CCN hiện tại đang tạm dừng hoạt động do hệ thông thống xử lý nước thải xuống cấp. Ông Hà cho biết: "Hiện tại trạm xử lý nước thải tại CCN vẫn đang hoạt động cầm chừng để đợi các doanh nghiệp cùng hỗ trợ sửa chữa lại trạm xử lý nước thải trong thời gian sớm nhất".
Cũng theo ông Hà, dự kiến mức đầu tư sửa chữa lại trạm xử lý nước tại cụm công nghiệp này rơi vào khoảng 3 tỉ đồng, sử dụng nguồn vốn kết dư của dự án và sử dụng nguồn vốn đóng góp của các doanh nghiệp trong CCN. Sau khi đã có nguồn vốn sửa chữa thì các doanh nghiệp trong CCN Từ Liêm sẽ ủy quyền cho Câu lạc bộ Giám đốc phối hợp với ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận giám sát thực hiện việc cải tạo, nâng cấp trạm xử lý nước thải tại CCN Từ Liêm.
Cũng theo nguồn tin trên, việc trạm xử lý đã dừng hoạt động từ giữa tháng 11/2020 nhưng ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm vẫn ban hành thông báo thu tiền xử lý nước thải của các doanh nghiệp.
Qua những nội dung trên có thể thấy còn nhiều bất cập tại cụm công nghiệp Từ Liêm mà chưa có hồi kết. Nếu những bất cập trên không được xử lý triệt để thì tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây sẽ càng phức tạp hơn.
Tạp chí Kinh tế Môi trường sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong bài viết tiếp theo.
Kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, Thanh Hóa đã luôn tích cực và chủ động trong công tác quản lý chất thải từ hoạt động nông nghiệp, y tế, giao thông vận tải và xây dựng.
Việc tổ chức phát triển thị trường carbon, trong đó có nội dung trao đổi tín chỉ carbon rừng cũng như thực hiện cam kết quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong những năm qua luôn được tỉnh Thanh Hóa chú trọng thực hiện có hiệu quả.
Về cơ sở sản xuất tinh bột sắn ô nhiễm trên hồ Thác Bà, Chủ tịch UBND huyện Yên Bình - ông Trần Việt Quý cho biết: “UBND huyện Yên Bình đã giao Phó Chủ tịch chỉ đạo các phòng chuyên môn kiểm tra, xử lý”.
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Bãi rác lộ thiên tại xã Gung Ré, huyện Di Linh bốc cháy dữ dội và phát sinh lượng khói lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của hàng chục hộ dân trên địa bàn.
Ngày 30/3, UBND xã Thành Lợi, Vụ Bản, Nam Định tổ chức ra quân trồng cây năm 2025, thu hút hàng trăm người tham gia với số lượng trên 300 cây được trồng dọc theo tuyến đường bờ sông Hùng Vương.
Tiềm năng du lịch của hồ Thác Bà ngày càng thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh Yên Bái, tuy nhiên, việc tồn tại cơ sở sản xuất tinh bột sắn làm ô nhiễm môi trường sẽ khiến cho hồ Thác Bà bị ảnh hưởng.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có nội dung phân loại CTR sinh hoạt trên địa bàn.
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.
Ngày 11/4, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp cùng Ủy ban Hội LHTN tỉnh và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức thành công Ngày hội đầu tư và khởi nghiệp cho thanh niên Hà Nam lần thứ VII năm 2025.
Đảng bộ Đồn Biên phòng Bạch Long Vĩ vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Với tinh thần dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm, đồng thuận cao, Đại hội đã bầu ra 7 đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới.
Chiều 12/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất giảm số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước từ 63 xuống còn 34, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương và giảm 60-70% số lượng cấp xã.
Sở hữu bất động sản hạng sang ngày càng trở thành xu hướng của giới tinh hoa. Minh chứng là những căn hộ hạng sang tại tổ hợp đẳng cấp Sun Symphony Residence bên sông Hàn, Đà Nẵng liên tục được “săn lùng”, đặc biệt là loại căn hộ Dual Front và Duplex.
Sở Giao thông công chánh TP. HCM sẽ thường xuyên giám sát việc thi công chỉnh trang vỉa hè và sẽ xử lý nghiêm những đơn vị thi công làm ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh đô thị.
Giá gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng mạnh trong ngày 12/4/2025, mang lại tín hiệu tích cực cho nông dân và ngành nông sản Việt Nam.
Khung giá phát điện khí năm 2025 là từ 0 - 3.069,38 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT). Mức giá tối đa là 3.069,38 đồng/kWh, đây là mức tăng khá cao so với năm 2024.