Thứ ba, 19/03/2024 13:06 (GMT+7)
Thứ tư, 20/10/2021 13:45 (GMT+7)

Hà Nội: Kim ngạch xuất khẩu quý III/2021 tăng 0,9%

Theo dõi KTMT trên

Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu quý III trên địa bàn Hà Nội vẫn đạt gần 3,9 tỉ USD, tăng 0,9% so với quý II, đưa kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đạt 11,1 tỉ USD.

Phương tiện vận tải và phụ tùng đóng vai trò quan trọng

Dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, TP.Hà Nội dần kiểm soát được dịch bênh Covid-19 và đã xây dựng phương án phục hồi sản xuất nhằm tạo động lực cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch xuất khẩu dịp cuối năm.

Bên cạnh một số mặt hàng xuất khẩu giảm so với cùng kỳ thì vẫn còn những điểm sáng. Đà tăng trưởng này đến từ hầu hết các mặt hàng chủ chốt của nhóm như điện thoại và linh kiện đạt 268 triệu USD, tăng 49,9% so với cùng kỳ 2020; Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,131 tỉ USD, tăng 41,3%; Gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 531 triệu USD, tăng 38,4%; Giày dép đạt 243 triệu USD, tăng 31,5%; Máy móc, thiết bị phụ tùng đạt 1,438 tỉ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ 2020.

Hà Nội: Kim ngạch xuất khẩu quý III/2021 tăng 0,9% - Ảnh 1
Xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng tăng cao (Ảnh: CafeF)

Phương tiện vận tải và phụ tùng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Thống kê cho thấy, Việt Nam xuất khẩu linh kiện phụ tùng, phương tiện vận tải đến thị trường 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng kim ngạch hàng năm xấp xỉ 6 tỉ USD. Những thị trường dẫn đầu về nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô từ Việt Nam là Nhật Bản (1,32 tỉ USD), Mỹ (1,16 tỉ USD), Hàn Quốc (330 triệu USD) - đều là những cường quốc về sản xuất ô tô ở quy mô toàn cầu.

Để có được kết quả trên, ngay từ đầu năm 2021, các doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực của TP Hà Nội đã có phương án khắc phục khó khăn, hạn chế thấp nhất rủi ro, thiệt hại do dịch Covid-19, qua đó duy trì sản xuất, ổn định đơn hàng.

Tồn đọng khó khăn

Mặc dù hoạt động xuất khẩu của TP.Hà Nội đã có nhiều điểm sáng, nhưng dịch Covid-19 khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa khó khăn, giá dịch vụ logistics tăng cao, doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thiếu lao động, công nhân tay nghề cao.

Chi phí logistics tăng cao là nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn và thiệt hại cho xuất khẩu của các doanh nghiệp. Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, chi phí logistics không ngừng leo thang. Trong khi chi phí logistics là một yếu tố cấu thành quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, khiến các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, số lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đều giảm mạnh chưa từng có. Theo số liệu tổng hợp nhanh của Tổng cục Thống kê, có khoảng 1,3 triệu lao động đã về quê tránh dịch tính từ tháng 7 đến ngày 15/9. Trong số này, khoảng 324.000 người trở về từ Hà Nội.

Hà Nội: Kim ngạch xuất khẩu quý III/2021 tăng 0,9% - Ảnh 2
Người lao động ở TP.Hà Nội bỏ về quê (Ảnh: Báo Hà Nội Mới)

Ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng thiếu hụt lao động sẽ ảnh hưởng tới sản xuất, phục hồi kinh tế nhưng nguy cơ thiếu hụt lao động trầm trọng trong quý 4 và đầu năm 2022 có thể không xảy ra vì doanh nghiệp chưa thể ồ ạt sản xuất.

Theo các doanh nghiệp, việc tận dụng cơ hội từ những hiệp định Thương mại tự do (FTA) để khai thác thị trường mới là một trong những yếu tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong dịch Covid-19. Các thị trường xuất khẩu truyền thống như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản… bắt đầu hồi phục cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc nới lỏng giãn cách xã hội nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19 ở trong nước đã giúp các hoạt động kinh tế nhộn nhịp trở lại. Đồng thời, dịch bệnh hạ nhiệt trên thế giới và nhu cầu thị trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm, đặc biệt là nhóm hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, là cơ hội để xuất khẩu phục hồi. Bên cạnh đó, những địa phương đầu tầu trong hoạt động xuất khẩu như TP.Hà Nội, TP.HCM cũng thực hiện các kịch bản phục hồi kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ.

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu. Nhất là trong việc khai thác hiệu quả các lợi thế từ FTA đã có hiệu lực, tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào những thị trường có thuế quan ưu đãi. Đồng thời cũng hướng dẫn doanh nghiệp chú trọng vào các thị trường nhỏ và thị trường ngách.

Nếu tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, hy vọng 3 tháng cuối năm 2021 là thời điểm để các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khu vực phía nam, lấy lại đà tăng trưởng.

Thu Hà (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Kim ngạch xuất khẩu quý III/2021 tăng 0,9%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Nam: Thu hút hơn 20.000 tỉ đồng đầu tư 16 dự án
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Quảng Nam đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thoả thuận nghiên cứu địa điểm đầu tư cho các nhà đầu tư của 16 dự án.

Tin mới

Quảng Nam: Thu hút hơn 20.000 tỉ đồng đầu tư 16 dự án
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Quảng Nam đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thoả thuận nghiên cứu địa điểm đầu tư cho các nhà đầu tư của 16 dự án.
Xem xét nới thời gian đăng kiểm xe ô tô cá nhân
Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ xem xét điều chỉnh chu kỳ kiểm định vào thời điểm phù hợp, bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật cho phương tiện, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tạo thuận lợi cho chủ phương tiện.
Pu Ta Leng - Vẻ đẹp hoang sơ của đại ngàn Tây Bắc
Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, Pu Ta Leng (Tam Đường, Lai Châu) nổi tiếng trong giới mê leo núi là một trong những đỉnh khó chinh phục bậc nhất với vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ. Quyết tâm chinh phục chúng tôi mới hiểu vì sao ngọn núi này hấp dẫn đến vậy.