Thứ năm, 03/04/2025 10:58 (GMT+7)
Thứ ba, 05/01/2021 15:41 (GMT+7)

Hà Nội đứng thứ 2 thế giới về ô nhiễm không khí

Theo dõi KTMT trên

Sáng nay (5/1), trang Airvisual xếp hạng Hà Nội vị trí thứ 2 trong tổng số 10.000 thành phố ô nhiễm không khí nhất trên thế giới với AQI là 270, nồng độ bụi mịn là 217,2 µg/m³.

Theo ghi nhận của ứng dụng chất lượng không khí PAMAir, lúc 10h30 ngày 5/1, chỉ số AQI đo tại nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội vượt ngưỡng tím lên nâu. Đây là ngưỡng nguy hại, ngưỡng cao nhất về ô nhiễm không khí, cảnh báo khẩn cấp sức khỏe mọi người bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Điển hình là các khu vực: Long Biên (AQI là 463), Hai Bà Trưng (431), Bắc Từ Liêm (430), Hoàn Kiếm (406), Đống Đa (397) và Cầu Giấy (396)…

Cổng thông tin Quan trắc môi trường Hà Nội sáng nay cũng thống kê AQI tại nhiều nơi ở ngưỡng tím, gồm: Trần Hưng Đạo (AQI là 256), Hàng Mã (256), Phạm Văn Đồng (243), Trung Hoà (242), Minh Khai (240).

Hà Nội đứng thứ 2 thế giới về ô nhiễm không khí - Ảnh 1
Hà Nội đứng thứ 2 trong tổng số 10.000 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Trang Airvisual xếp hạng Hà Nội vị trí thứ 2 trong tổng số 10.000 thành phố ô nhiễm không khí nhất trên thế giới tính đến 10h sáng nay với AQI là 270, nồng độ bụi mịn là 217,2 µg/m³. Đơn vị đo tính theo Mỹ.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng này là do không khí lạnh suy yếu, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, gây ra hiện tượng nghịch nhiệt. Trong quá trình diễn ra nghịch nhiệt, bụi mịn không thoát lên cao được mà lơ lửng ở tầng khí thấp, tạo thành một lớp sương mờ đục bao phủ bầu trời Hà Nội. Tình trạng này sẽ diễn ra trong vài ngày tới, khi có đợt không khí lạnh tăng cường hoặc nhiệt độ tăng cao, mặt trời đánh tan lớp sương và khuếch tán chất ô nhiễm lên cao.

Liên quan đến tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, mới đây, Bộ TN&MT cũng đã có công văn về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí.

Đối với hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, Bộ TN&MT yêu cầu đẩy nhanh việc ban hành và thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phương tiện sử dụng năng lượng sạch, không phát thải; thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường trong thành phố; phát triển giao thông phi cơ giới; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân; đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Minh Phương

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội đứng thứ 2 thế giới về ô nhiễm không khí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Lợi nhuận của FE CREDIT trở lại đường đua tăng trưởng
Năm 2024 đã kiểm toán, FE CREDIT đạt lợi nhuận trước thuế gần 515 tỷ đồng, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn tái cơ cấu. Năm 2025, công ty tài chính tiêu dùng với thị phần lớn nhất Việt Nam xác định mục tiêu duy trì đà tăng trưởng và phát triển..
Vì sao vé xem DIFF luôn “hot” qua nhiều mùa?
Chỉ còn hai tháng nữa là Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ chính thức khai mạc. Rất nhiều du khách đã háo hức săn vé DIFF ngay từ lúc này để thưởng thức “đại tiệc ánh sáng” của thành phố bên sông Hàn.