Thứ năm, 25/04/2024 23:21 (GMT+7)
Thứ sáu, 24/09/2021 06:41 (GMT+7)

Giải pháp trạng thái 'bình thường mới': F0 đã khỏi bệnh là chủ lực

Theo dõi KTMT trên

F0 đã khỏi bệnh sẽ xuất hiện kháng thể, kháng lại virus SARS-CoV-2. Chính vì thế, để thực hiện trạng thái "bình thường mới" cần xác định những người F0 đã khỏi bệnh là lực lượng chủ lực.

F0 đã khỏi bệnh là an toàn nhất
Theo ​Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), những trường hợp F0 đã khỏi bệnh chính là những người an toàn nhất trong cộng đồng hiện nay, bởi họ có lượng kháng thể cao nhất chứ không phải là người tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19.
Ông Khanh cho biết, trong cơ thể của F0 đã khỏi bệnh sẽ sản sinh ra kháng thể, kháng lại virus SARS-CoV-2. Lượng kháng thể trong người F0 đã khỏi bệnh không phụ thuộc vào triệu chứng, thời gian điều trị bệnh. Bởi mỗi người đều có một thể trạng riêng, người khỏe thì tạo ra kháng thể tốt, nhanh khỏi bệnh, ít triệu chứng. 
"Không có chuyện những F0 khỏi bệnh bị tái nhiễm virus SARS-CoV-2. Các tình huống tái dương tính trước đây đã được phân tích rõ rồi, chỉ là tống xác virus, mà xác thôi thì không lây, không gây bệnh lại", BS Trương Hữu Khanh cho hay.
Giải pháp trạng thái 'bình thường mới': F0 đã khỏi bệnh là chủ lực - Ảnh 1
Một F0 khỏi bệnh ở tỉnh Bình Dương hỗ trợ lực lượng y tế công tác phòng, chống dịch tại khu điều trị dã chiến.
Một số trường hợp F0 đã điều trị khỏi cho kết quả xét nghiệm "tái dương tính" trước đây đã được phân tích rõ là do tống xác virus, mà xác thôi thì không lây, không gây bệnh lại.
Trong khi đó, người dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 chỉ hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19, hay nói cách khác vẫn có nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Hồi đầu tháng 9/2021, ông Nguyễn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng cho biết, với các bệnh truyền nhiễm, sau khi bị mắc bệnh và hồi phục, cơ thể luôn có kháng thể. Một số bệnh có miễn dịch suốt đời. 
Sau 2 năm dịch Covid-19 lây lan, hầu hết y văn, công trình nghiên cứu, giám sát đều cho thấy người đã mắc bệnh có kháng thể bảo vệ và không bị nhiễm lại SAR-CoV-2 trong ít nhất 6 tháng.
Thậm chí, một số công trình nghiên cứu cho biết, người bị nhiễm virus nhưng đã khỏi bệnh có khả năng bảo vệ còn cao hơn người tiêm 2 mũi vaccine nhưng chưa bị bệnh. Người tiêm đủ 2 liều vaccine vẫn có tỉ lệ nhỏ nhiễm bệnh, còn tỉ lệ tái nhiễm với người từng mắc Covid-19 còn thấp hơn nữa.
Theo thống kê của Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch Covid-19, tính đến cuối giờ chiều ngày 23/9/2021, Việt Nam có 487.262 người nhiễm virus SARS-CoV-2 được điều trị khỏi. Đây sẽ là nguồn nhân lực quan trọng trong công tác phòng, chống dịch và là đối tượng chiến lượng để các tỉnh thành đưa cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới".
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM cũng đã từng viết thư ngỏ, kêu gọi những người F0 đã khỏi bệnh tham gia cùng nhân viên y tế trên địa bàn phòng, chống dịch.
“Chúng tôi rất hiểu các bạn vẫn cần thời gian để dưỡng sức sau cơn bạo bệnh đáng sợ, tuy nhiên chúng tôi rất cần sự chung tay đóng góp của các bạn trong giai đoạn quyết định này. Với niềm hy vọng, niềm tin vào sự khống chế thành công dịch bệnh, đội ngũ nhân viên y tế chúng tôi thiết tha mong đợi sự tham gia của các bạn vào công tác phòng chống dịch của Thành phố”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn bày tỏ.
Giải pháp trạng thái 'bình thường mới': F0 đã khỏi bệnh là chủ lực - Ảnh 2
Người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh có kháng thể với virus SARS-CoV-2 cao hơn so với người tiêm đủ 2 mũi vaccine (Ảnh minh hoạt).
Nhiều doanh nghiệp kiến nghị cho F0 khỏi bệnh được đi làm lại
Trước ý kiến của nhiều chuyên gia y tế đưa ra, nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị cho F0 đã khỏi bệnh được đi làm trở lại đi duy trì sản xuất trong điều kiện khó khăn do đại dịch gây ra.
Ngày 8/9, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An đã báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh về kiến nghị của doanh nghiệp cho các F0 này đi làm trở lại. Hiện phía Long An chưa có trả lời chính thức về kiến nghị này.
Nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Trà Vinh cũng nêu ý kiến, mong muốn chính quyền địa phương cho phép công nhân là F0 đã điều trị khỏi bệnh được đi làm trong trạng thái "bình thường mới".
"Dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, đứng trước nguy cơ phá sản. Hàng trăm công nhân trong công ty không được đi làm, nguồn thu nhập giảm sút.
Nay nhiều công nhân đã được tiêm vaccine phòng Covid-19, cũng có những công nhân là F0 điều trị khỏi bệnh mong muốn được đi làm lại nhằm ổn định cuộc sống... Nhưng hiện nay tỉnh vẫn đang chưa rõ ràng về việc này", một chủ doanh nghiệp ở tỉnh Trà Vinh chia sẻ.
Hiện chưa có địa phương nào áp dụng hình thức này, trong khi dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, đây được cho là quyết định "táo bạo" nhưng dựa trên bằng chứng khoa học khi F0 khỏi bệnh là người xuất hiện kháng thể với virus SARS-CoV-2.
Nhìn lại công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, kinh nghiệm từ những địa phương như Quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ của TP.HCM kiểm soát được đại dịch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, ngoài chấp hành tốt các quy định mà cấp trên đề ra thì các địa phương này đều có những quyết định "đi trước đón đầu" và đạt được hiệu quả tốt. 

Nguyễn Thu

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp trạng thái 'bình thường mới': F0 đã khỏi bệnh là chủ lực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng
Theo Tổng Thư ký ASEAN, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.
Hà Tĩnh khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024
Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.