Thứ ba, 19/03/2024 15:34 (GMT+7)
Thứ tư, 20/10/2021 08:00 (GMT+7)

Giá thép xây dựng tiếp tục tăng mạnh

Theo dõi KTMT trên

Giá thép xây dựng trong nước tiếp tục tăng lên sau chuỗi ngày giữ ổn định

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại nhiều địa phương khiến cho nhu cầu về xây dựng giảm sút, cùng với đó là chuẩn bị bước vào mùa mưa khiến cho tiêu thụ thép trong nước gặp khó khăn. Tưởng chừng như giá thép sẽ có xu hướng giảm. Nhưng từ đầu năm đến nay, khi các công trình, dự án xây dựng có tiến độ triển khai tốt, nhu cầu vật liệu tăng thì giá thép xây dựng cũng tăng vọt.

Trong những ngày vừa qua, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá thép xây dựng tăng lên mức 16.610 đồng/kg – 18.120 đồng/kg tùy từng thương hiệu… Như vậy, so với thời điểm những ngày đầu tháng 10/2021, giá thép xây dựng tính đến ngày 19/10/2021 đã tăng thêm từ 200 – 1.020 đồng/kg đối với thép cuộn, và từ 200 – 750 đồng/kg đối với thép thanh.

Giá thép xây dựng tiếp tục tăng mạnh - Ảnh 1
Giá thép đồng loạt tăng vọt (Ảnh: Báo Nhân dân)

Giá thép tăng vọt nêu trên đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng bởi chi phí xây dựng tăng đột biến sẽ làm giảm lợi nhuận, thậm chí nhiều đơn vị lâm vào cảnh thua lỗ

Dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh của ngành thép trong những tháng cuối năm, Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho rằng: “Với kịch bản các tỉnh thành phía Nam dần mở cửa trở lại, nhu cầu tiêu thụ thép có khả năng được phục hồi, dự kiến giá cả cũng có điều chỉnh”.

Theo nhận định của VSA, nếu các tỉnh đồng loạt bỏ giãn cách và mở cửa trở lại thì mới có khả năng phục hồi nhanh trong năm nay. Tuy nhiên, quý 4/2021 gần như chỉ là tạo đà vì các hoạt động cần một bước đà để quay lại nhịp độ bình thường nên về nhu cầu sẽ không tăng được nhanh.

Hơn nữa, hiện nhiều doanh nghiệp thép không phát huy hết được năng lực sản xuất do sự chuẩn bị nguyên vật liệu, nhân công có một độ trễ nhất định nên về nguồn cung không thể phục hồi nhanh.

Về phía cầu cũng khó có thể vượt nhanh khi các công trình xây dựng tại các địa phương, nhất là các tỉnh phía Nam sẽ không dễ dàng tập trung đủ lực lượng nhân công sau thời gian người lao động di tản về quê tránh dịch.

Từ đầu năm, Bộ Công Thương đã chủ động dự báo tình hình cung - cầu sản phẩm thép và biến động giá cả trên thế giới và tại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. Bộ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành phối hợp triển khai các giải pháp nhằm ổn định cung - cầu và giá thép trong năm 2021; Chỉ đạo Bộ Tài chính có chính sách điều tiết thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá.

Về dài hạn, sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường biện pháp phòng vệ thương mại để giúp cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phát triển và đáp ứng đủ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Nhưng giá sản phẩm thép và nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép vẫn sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ giá thế giới theo cơ chế thị trường.

Vì thế, kỳ vọng phải đến quý 1/2022 mới có thể dần phục hồi và nếu kịch bản chống dịch tốt thì nhu cầu tiêu thụ và sản xuất của doanh nghiệp sẽ hoàn toàn trở lại vào giữa năm 2022, từ đó diễn biến giá thép sẽ có nhiều điều chỉnh.

Thu Hà (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Giá thép xây dựng tiếp tục tăng mạnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Nam: Thu hút hơn 20.000 tỉ đồng đầu tư 16 dự án
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Quảng Nam đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thoả thuận nghiên cứu địa điểm đầu tư cho các nhà đầu tư của 16 dự án.

Tin mới

Quảng Nam: Thu hút hơn 20.000 tỉ đồng đầu tư 16 dự án
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Quảng Nam đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thoả thuận nghiên cứu địa điểm đầu tư cho các nhà đầu tư của 16 dự án.