Thứ năm, 21/11/2024 16:30 (GMT+7)
Thứ bảy, 02/11/2024 20:46 (GMT+7)

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên sô Pô Cô ở Gia Lai

Theo dõi KTMT trên

Lễ hội mang đến không khí trang trọng, văn minh, sự thân thiện và mến khách của người dân địa phương, du khách sẽ nhớ mãi một Ia Grai – Gia Lai huyền thoại, sâu lắng, đầy nhân văn, nghĩa tình nhưng cũng thật trẻ trung, năng động…

Khởi nguyên từ bài hát "Người lái đò trên sông Pô Cô" của nhạc sĩ Cầm Phong, mô tả thực cảnh những chiếc thuyền độc mộc được dùng làm phương tiện vận chuyển lương thực, đưa hàng ngàn bộ đội ta cùng vũ khí đạn dược qua sông đánh giặc, góp phần làm lên thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Mà anh hùng A Sanh là tiêu biểu cho ý chí quật cường, tinh thần yêu nước của nhân dân các dân tộc huyện Ia Grai.

Lễ Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng được huyện biên giới Ia Grai tổ chức thường niên nhằm bảo tồn, phát huy truyền thống, nét đẹp văn hóa của người dân.

Đồng thời ôn lại những truyền thống hào hùng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch địa phương.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên sô Pô Cô ở Gia Lai - Ảnh 1

Ông Lê Ngọc Quý-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ia Grai phát biểu khai mạc. Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên sông Pô Cô năm 2024

Giá trị lịch sử

Lễ hội gắn bó với làng xã, nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống văn hóa và củng cố ý thức cộng đồng. Trong đó, yếu tố văn hóa tinh thần trở thành di sản văn hóa vô giá của địa phương. Qua đó, Lễ hội là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa của thời kỳ lịch sử, trong quá khứ... là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giúp cho thế hệ hôm nay hiểu được công lao của cha ông và thêm tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước.

Theo bà Lê Thị Phương Loan, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Ia Grai, Sau 5 năm duy trì hoạt động, Ban tổ chức Lễ hội đã nỗ lực, không ngừng đổi mới để chương trình ngày càng phong phú, hấp dẫn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn của đồng bào, nhân dân địa phương và du khách gần xa.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên sô Pô Cô ở Gia Lai - Ảnh 2
Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội.

“Việc tổ chức tốt lễ hội đã góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, tăng tình đoàn kết cộng đồng, góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc trên địa bàn của huyện. Qua đó, góp phần giữ gìn và bảo tồn văn hóa dân tộc, với những hình thức, nội dung phản ánh đầy đủ, sinh động đời sống vật chất và tinh thần của xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.

Những sự kiện lịch sử, đời sống xã hội được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua dịp lễ hội hàng năm. Và như vậy, lễ hội góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc ngay trong chính tâm thức của cộng đồng bà con nhân dân địa phương.

Hơn thế nữa hướng về nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam. Điều đó nhắc nhở mọi người trong cộng đồng những bài học về đạo lý, truyền thống cha ông, về lịch sử quê hương, lịch sử dân tộc.… Do vậy, lễ hội có giá trị lớn trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống lịch sử của làng bản, quê hương, đất nước…", bà Phương chia sẻ.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên sô Pô Cô ở Gia Lai - Ảnh 3
Nhiều sản phẩm, thực phẩm đặc trưng chưng của địa phương được du khách yêu thích tham quan mua sắm.

Trong suốt những ngày diễn ra Lễ hội, người dân và du khách được hòa mình vào những nghi lễ mang đậm màu sắc của đồng bào bản địa, giúp mọi người cảm nhận được bức tranh trong dòng lịch sử chống giặc ngoại xâm, dựng xây, giữ gìn đất nước của cha ông...

Song song đó, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc: chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội; chương trình nghệ thuật ẩm thực đã tạo nên một không khí phấn khích, đầm ấm tràn đầy sức sống, tươi vui, rộn ràng.

Theo ông Nguyễn Đức Tấn - Chủ tịch UBND xã Ia Krai, một trong những đơn vị mang đến cho Lễ hội nhiều phần thi cho các thể loại… Bên cạnh việc khuyến khích rèn luyện sức khỏe, thể hiện sự khéo léo, kết hợp nhịp nhàng của các vận động viên đua thuyền, các trò chương trình nghệ thuật trình diễn Công chiêng, hát, mua dân gian còn góp phần nâng cao tinh thần cộng đồng, gắn kết tình làng nghĩa xóm.

Đồng thời, đem đến cho người dân và du khách những trải nghiệm độc đáo, góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa, tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách đến với đồng bào, nhân dân huyện Ia Grai...

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên sô Pô Cô ở Gia Lai - Ảnh 4

Lễ hội là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa của thời kỳ lịch sử, trong quá khứ... là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giúp cho thế hệ hôm nay hiểu được công lao của cha ông và thêm tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước.

Đây cũng là khoảng khắc để bà con người địa phương hòa mình vào chốn Thiên Đường Giác Sơn, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Mỗi người mỗi vẻ hồ hởi khám phá nét đẹp thiên nhiên nơi sông núi hòa quyện. 

Những nghệ nhân từ các xã, thị trấn cùng nhau hội tụ về đây để cống hiến cho khán giả các tiết mục văn nghệ xuất sắc, không thể rời mắt. Không khí của Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô càng nhộn nhịp hơn khi các bạn trẻ bốn phương đổ về càng đông.

Các gian hàng trưng bày nhiều sản phẩm thơm ngon như ổi, thanh long, sầu riêng rộn ràng người mua sắm. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé tham quan một số gian hàng đặc sản khác như Gà nướng cơm lam Plieku.

Có mặt từ sớm, Chị Nguyễn Thị Sương du khách đến từ Đà Nẵng phấn chấn, cũng đang trong hành trình đi du lịch các tỉnh Tây Nguyên với bạn bè, hay tin Lễ hội tổ chức ngay trong dịp này lên chúng tôi đến từ sớm để tận mắt chiêm ngưỡng quan cảnh của lễ hội… “quá bất ngờ, quá vui luôn…đây là lần đầu chúng tôi được thưởng ngoạn một lễ hội độc đáo thế này…rất là tuyệt với…”, chị Sương hồ hởi.

Nhân tố cho phát triển kinh tế du lịch

Giá trị của Lễ hội không chỉ ở phương diện văn hóa mà còn ở giá trị kinh tế. Bởi, Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô còn là sản phẩm độc đáo của du lịch trên địa bàn huyện, tạo nên môi trường du lịch văn hóa hấp dẫn, nhân tố tạo nên sự thư giãn, những ứng xử văn hóa. Không khí vui tươi của ngày hội làm cho mỗi người trút bỏ được những lo âu, phiền muộn của cuộc sống đời thường, thúc đẩy quá trình lao động sáng tạo, sống nhân ái, gắn kết và yêu thương nhau hơn.

Có thể nói, Lễ hội là một sản phẩm đặc biệt, mang lại giá trị kinh tế cao, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và giới thiệu, truyền bá những đặc sắc văn hóa của dân tộc trên địa bàn huyện Ia Grai cho du khách trong và ngoài tỉnh. Con thuyền "Độc mộc" trôi trên dòng Pô Cô huyền thoại đãi tự mang trong mình giá trị kinh tế đặc biệt, kinh tế dịch vụ du lịch đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử...

Ông Đào Lân Hưng-Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban tổ chức Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng năm 2024 cho biết, để bảo tồn và phát huy giá trị của Lễ hội truyền thống trên địa bàn, hàng năm UBND huyện đều có văn bản chỉ đạo quản lý về công tác lễ hội, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về những giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội, trân trọng, gìn giữ và chủ động phát huy các giá trị đó trong đời sống cộng đồng.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên sô Pô Cô ở Gia Lai - Ảnh 5

Bên cạnh đó, xây dựng các quy tắc về tổ chức và tham gia lễ hội, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể góp phần nâng cao ý thức cho người dân ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của họ đối với bảo tồn giá trị Lễ hội.

Qua Lễ hội, giá trị văn hóa được tôn vinh và phát huy dưới góc độ kinh tế du lịch để thu hút sự quan tâm ngày càng tăng của du khách trong và ngoài tỉnh, coi đây là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch. Vì thế, mỗi dịp lễ hội luôn tạo ra sự hấp dẫn đặc thù, với các nội dung, hình thức phong phú, đa dạng mang đậm sắc thái của địa bàn huyện. Bên cạnh kế hoạch tổ chức cần có sự đầu tư thích đáng nhằm thu hút, đáp ứng nhu cầu về du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu, cùng các dịch vụ khác…

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên sô Pô Cô ở Gia Lai - Ảnh 6

Tại lễ hội, du khách thỏa mãn thưởng thức với đặc sản như gà nướng cơm lam chứ danh của phố núi Plieku

Qua đó. “Việc tổ chức tốt lễ hội đã góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, tăng tình đoàn kết cộng đồng, góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc trên địa bàn huyện Ia Grai…” ông Hưng cho hay.

Qua mỗi lần Lễ hội, Ban tổ chức mong muốn du khách, người dân sẽ lưu lại những khoảnh khắc ấn tượng về một Lễ hội văn hóa mang giá trị của lịch sử đậm tính nhân văn của một vùng biên viễn hữu tình của tỉnh Gia Lai. Để mỗi dịp tháng 11 về, người dân địa phương và du khách lại cùng nhau chờ đợi và quy tụ về một Ia Grai để cùng nhau vui hội trong không khí trang trọng, văn minh cùng sự thân thiện, mến khách của đồng bào, nhân dân huyện biên giới Ia Grai nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên sô Pô Cô ở Gia Lai - Ảnh 7

Mỗi người mỗi vẻ hồ hởi khám phá nét đẹp thiên nhiên nơi sông núi hòa quyện. 

Với mục tiêu tổ chức Lễ hội đặc sắc, văn minh lịch thiệp, than thiện không có trộm, cướp và tệ nạn xã hội, không có biến tướng tệ nạn, không xả rác, không vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, không chèo kéo khách…,Ban tổ chức giao Công an huyện chủ trì, phối hợp với Đồn Biên phòng Ia O, Ia Chía xây dựng kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trước và trong thời gian diễn ra lễ hội; xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an toàn cho các vận động viên, diễn viên và các thành viên tham gia hội đua thuyền, vừa phát huy các giá trị đặc sắc của Lễ hội truyền thống vừa đảm bảo tính văn minh

Sông Pô Cô có chiều dài hơn 300km, bắt nguồn từ phía Bắc tỉnh Kon Tum, chảy ngược về hướng Tây qua dãy Trường Sơn đến tỉnh Gia Lai. Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2019. Đây là lễ hội văn hóa truyền thống gắn với tên tuổi Anh hùng A Sanh - nhân vật trong bài hát "Người lái đò trên sông Pô Cô" của nhạc sĩ Cầm Phong. Lễ hội sẽ được tổ chức thường niên vào đầu tháng 11 hàng năm..

Phạm Trọng Nghị

Bạn đang đọc bài viết Nhiều hoạt động sôi nổi tại Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên sô Pô Cô ở Gia Lai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Ninh Bình: Vượt mục tiêu đón khách du lịch trong năm 2024
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, lượng khách du lịch đến tỉnh này trong tháng 10 đạt 386,5 nghìn lượt, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng đón gần 7,7 triệu lượt khách, vượt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách trong năm 2024.
TP.HCM: Doanh thu từ lữ hành tăng gần 50%
10 tháng của năm 2024, doanh thu ngành du lịch TP.HCM đạt 156.649 tỉ đồng, trong đó doanh thu từ dịch vụ lữ hành đạt mức cao với 32.255 tỉ đồng, tăng mạnh 46,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.