Thứ sáu, 04/04/2025 17:00 (GMT+7)
Thứ sáu, 10/09/2021 01:35 (GMT+7)

Động vật thay đổi hình dạng để ứng phó với biến đổi khí hậu

Theo dõi KTMT trên

Theo CNN, động vật sẽ có mỏ dài hơn, chân và tai lớn hơn nhằm cho phép chúng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tốt hơn trong bối cảnh nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí Trends in Ecology & Evolution, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự thay đổi về hình dáng ở nhiều loại động vật máu nóng.

Động vật ngày càng có mỏ, chân và tai lớn hơn để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tốt hơn khi hành tinh nóng lên, trong đó các loài chim bị ảnh hưởng đặc biệt, theo nhà nghiên cứu Sara Ryding của Đại học Deakin, Australia.

Động vật thay đổi hình dạng để ứng phó với biến đổi khí hậu - Ảnh 1
Nhiều loài động vật đang "thay đổi hình dạng" để ứng phó với biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, khi nhiệt độ lên cao, chim dùng mỏ và động vật có vú dùng tai để tỏa nhiệt. Trước đây, một số sinh vật sống ở nơi có khí hậu nóng thường có mỏ hoặc tai lớn, giúp chúng thoát nhiệt dễ dàng. Nếu không kiểm soát tốt nhiệt độ cơ thể, chúng có thể bị tử vong vì nóng.

"Điều đó có nghĩa là động vật đang tiến hóa, nhưng không nhất thiết phải có nghĩa là chúng đang đối phó với biến đổi khí hậu. Chúng ta có thể thấy rằng một số loài đã tăng kích thước phần phụ nhưng chúng tôi không biết liệu chúng có thể theo kịp diễn tiến tệ đi của cuộc khủng hoảng khí hậu không" - nhà nghiên cứu Ryding lưu ý. 

Bà chỉ ra, các nhà khoa học chưa biết sự thay đổi hình dạng này có thực sự có lợi hay không có lợi cho sự phát triển của động vật. Tuy nhiên, hiện tượng này không nên được xem là tích cực mà cần coi là cánh báo rằng biến đổi khí hậu đang buộc động vật phải tiến hóa theo cách này, trong khung thời gian khá ngắn. 

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, sự thay đổi hình dạng ở động vật có thể sẽ tiếp tục diễn ra khi khí hậu trở nên ấm hơn.

Trong cùng loài động vật, các cá thể ở vùng khí hậu ấm hơn có phần phụ như cánh và mỏ lớn hơn. Trong khi đó, kích thước cơ thể có xu hướng co lại vì cơ thể nhỏ hơn giữ nhiệt ít hơn. Một mô hình gọi là quy tắc của Allen chỉ ra, với diện tích bề mặt lớn hơn, động vật kiểm soát nhiệt độ dễ dàng hơn. 

Động vật thay đổi hình dạng để ứng phó với biến đổi khí hậu - Ảnh 2
Đôi cánh của dơi tăng kích thước. (Ảnh: Alamy)

Các nhà nghiên cứu cũng đã báo cáo sự tăng chiều dài đuôi ở chuột đồng đuôi dài, kích thước đuôi và chân ở chuột chù mõm nhọn. Những con dơi ở vùng khí hậu ấm áp đã được chứng minh là tăng kích thước cánh.

Tại Mỹ, một nghiên cứu gần đây trên 70.716 con chim di cư đại diện cho 52 loài nhận thấy chúng ngày càng nhỏ hơn trong 4 thập kỷ qua và có sải cánh rộng hơn. Những con chim trong nghiên cứu này đều chết khi va vào các tòa nhà cao tầng ở Chicago trong quá trình di cư và được Bảo tàng Field của thành phố thu thập.

Nguyễn Luận (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Động vật thay đổi hình dạng để ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Kiên định với mục tiêu phát triển xanh
Trong quá trình phát triển, Quảng Ninh luôn thể hiện rõ quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế nhưng gắn chặt với phát triển bền vững.
Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.

Tin mới