Thứ năm, 25/04/2024 03:50 (GMT+7)
Thứ tư, 28/09/2022 11:50 (GMT+7)

Đoàn thanh niên TP.HCM đề xuất các giảp pháp khắc phục tỉnh trạng ô nhiễm môi trường

Theo dõi KTMT trên

Hôm qua 27/9, Ban Thường vụ Đoàn khối Dân - Chính - Đảng TP.HCM đã tổ chức hội nghị phản biện xã hội thực hiện chương trình giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Bí thư Đoàn Khối Dân-Chính-Đảng TP.HCM Nguyễn Trường Giang cho biết: Hội nghị nhằm phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nghiên cứu viên trẻ trong việc tuyên truyền, phản biện, góp ý, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả triển khai các chính sách về môi trường của Thành phố; đồng thời trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nhận định các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai; từ đó đề xuất các nội dung cần điều chỉnh, kiến nghị giải pháp nhằm triển khai hiệu quả chính sách trong thời gian tới.

Cụ thể, tại hội nghị, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trẻ đã chia sẻ và đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra tại Chương trình hành động, Chỉ thị của Thành ủy về Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030.

Đoàn thanh niên TP.HCM đề xuất các giảp pháp khắc phục tỉnh trạng ô nhiễm môi trường - Ảnh 1
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Internet)

Trong đó, tập trung thảo luận về đánh giá hiệu quả công tác triển khai thực hiện Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất giải pháp thực hiện chương trình giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020 – 2030; những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030 và đề xuất các giải pháp khắc phục.

Bên cạnh đó, thảo luận về kinh nghiệm thực tiễn trong việc thực hiện nội dung “Truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”; “Tổ chức triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn” ở các quận, huyện, Thành phố Thủ Đức và các sáng kiến hay khi thực hiện ở địa phương; Vai trò của tổ chức Đoàn trong việc tham gia thực hiện Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030, các giải pháp sáng kiến tuyên truyền vận động hiệu quả và phù hợp với giới trẻ hiện nay.

Theo đại diện Đoàn Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng: Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp cơ sở Đoàn đối với công tác bảo vệ môi trường. Các cơ sở Đoàn cần xác định công tác tham gia bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của hoạt động đơn vị. Bên cạnh đó, cần huy động hiệu quả nguồn lực thanh niên tham gia công tác bảo vệ môi trường tại địa phương, cơ quan, trường học. Đa dạng hoá các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường như thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học, các công trình, dự án về môi trường, ứng dụng khoa học công nghệ vào giải quyết thực tiễn các vấn đề môi trường và thúc đẩy hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Phát huy mặt tích cực của mạng xã hội trong tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu. Hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp, các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có chính sách khuyến khích và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp các mô hình kinh doanh, các dự án thân thiện với môi trường…

Qua phân tích về thực trạng hoạt động tái chế của Thành phố, Đoàn Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố đã nêu ra những thách thức, rào cản và với các chính sách hiện có chưa thực sự mang lại hiệu quả để thúc đẩy phát triển bền vững hoạt động tái chế của Thành phố.

Cụ thể như: Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tạo nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động tái chế chưa thật sự mang lại hiệu quả. Khó tiếp cận chính sách chung do các cơ sở thu mua, tái chế tại TP.HCM hoạt động manh mún, nhỏ lẻ. Thị trường tái chế chưa phát triển. Cơ sở dữ liệu, thông tin về hoạt động tái chế chưa đầy đủ. Từ đó, Đoàn đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện của Thành phố.

Bên cạnh đó, cần đưa ra định hướng phát triển công nghiệp tái chế chất thải rắn phục vụ phát triển bền vững trên địa bàn TP.HCM; có chính sách tạo nguồn nguyên liệu cho hoạt động tái chế; chính sách cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho các dự án tái chế mới/cơ sở tái chế mở rộng quy mô sản xuất; chính sách thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tái chế.

Hoàn thiện thông tin thị trường tái chế. Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển hoạt động tái chế chất thải rắn. Nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong quản lý chất thải rắn; thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải rắn. Xây dựng và mở rộng mô hình hợp tác công - tư trong quản lý chất thải nhựa cho TP.HCM.

Khánh Ly

Bạn đang đọc bài viết Đoàn thanh niên TP.HCM đề xuất các giảp pháp khắc phục tỉnh trạng ô nhiễm môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thái Bình: Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa gạo bền vững
UBND tỉnh Thái Bình vừa có văn bản yêu cầu các huyện, thành phố quan tâm một cách thiết thực, quản lý và sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất sản xuất lúa của địa phương không để lãng phí nguồn lực đất đai. Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa, gạo bền vững.
Khai thác du lịch bền vững Công viên địa chất Lạng Sơn
UBND tỉnh Lạng Sơn đã trình bộ hồ sơ lên UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu, dự kiến cơ bản xong trước tháng 7/2024. Qua đó hướng tới mở cửa cho công chúng tham quan, khai thác phát triển du lịch bền vững.
Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.

Tin mới