Thứ sáu, 04/07/2025 10:24 (GMT+7)
Chủ nhật, 20/08/2023 07:59 (GMT+7)

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh Thái Nguyên khảo sát công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường

Theo dõi KTMT trên

Thực hiện Kế hoạch giám sát công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường giai đoạn 2017-2022 trên địa bàn tỉnh, từ ngày 17/8, 2 tổ công tác của HĐND tỉnh bắt đầu khảo sát phục vụ chương trình này.

Trước đó, vào ngày 14/4, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị thông báo kế hoạch giám sát công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường giai đoạn 2017-2022 trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch, Đoàn sẽ giám sát trực tiếp đối với UBND tỉnh, thời gian dự kiến trong tháng 9/2023. Bên cạnh đó, 11 sở, ban, ngành; 9 huyện, thành phố và một số cơ quan, đơn vị, UBND cấp xã, làng nghề, cơ sở sản xuất - kinh doanh và dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường là đối tượng được khảo sát (thời gian từ tháng 5 đến tháng 8/2023)…

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh Thái Nguyên khảo sát công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường - Ảnh 1
Hội nghị thông báo kế hoạch giám sát công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường giai đoạn 2017-2022 trên địa bàn tỉnh.

Nội dung được khảo sát về các thành phần chất lượng môi trường, tổ chức bộ máy cán bộ công chức, viên chức làm công tác quản lý về vấn đề môi trường; công tác phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước để tổ chức nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê về môi trường.

Chương trình giám sát nhằm đánh giá toàn diện về vấn đề quản lý nhà nước về vấn đề bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2017-2022 của uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan có liên quan.

Ngày 17/8, Đoàn khảo sát số 1 do đồng chí Lê Văn Tâm, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cùng các đồng chí Ban Pháp chế, Ban Văn hóa xã hội, Ban Dân tộc HĐND tỉnh tổ chức khảo sát tại huyện Định Hóa về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giai đoạn 2017 – 2022.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh Thái Nguyên khảo sát công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường - Ảnh 2
Đoàn khảo sát kiểm tra lò đốt rác tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hoá.

Trong chương trình làm việc, Đoàn khảo sát đã thống nhất các nội dung làm việc của đoàn, đồng thời kiểm tra thực tế tại một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các xã trên địa bàn huyện về việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường. Theo thống kế, tổng khối lượng rác thải sinh hoạt của cả huyện ước tính khoảng 50-55 tấn/ngày đêm, trong đó riêng tại khu vực thị trấn Chợ Chu vào khoảng 5,5-6 tấn/ngày đêm.

Tổng số làng nghề trên địa bàn huyện là: 23 Làng nghề; số hộ gia đình sản xuất tại làng nghề: 767 hộ gia đình; 100% số hộ gia đình, cơ sở sản xuất có cam kết đề án bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 là: 767 hộ gia đình. Trên địa bàn huyện có khoảng 14 doanh nghiệp và hơn 1.000 hộ cá thể đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Lượng rác thải chủ yếu là chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng, các cơ sở thực hiện đảm bảo theo các quy định về xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Nguyên Mạnh

Bạn đang đọc bài viết Đoàn giám sát của HĐND tỉnh Thái Nguyên khảo sát công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cá chết bất thường dưới cống thủy điện Kẻ Gỗ
Sau khi mở nước phục vụ sản xuất hè thu, hàng loạt cá mè từ hồ Kẻ Gỗ bị phát hiện chết trôi dạt về hạ lưu, với dấu hiệu bị đứt đầu và đuôi. Nguyên nhân ban đầu được cho là do cá bị hút vào hệ thống tua bin thủy điện.
Thanh Hóa: Agri-Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn
Sau khi thực hiện phương án khắc phục sự cố môi trường của Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép Công ty CPĐT nông nghiệp Agri–Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn.
Hà Tĩnh: Đốt rơm rạ sau mùa gặt – lợi bất cập hại
Sau mỗi vụ gặt, nhiều cánh đồng ở Hà Tĩnh lại chìm trong làn khói dày đặc do người dân đốt rơm rạ để "làm sạch" ruộng đồng. Dù là một tập quán lâu đời, nhưng việc này đang gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng sức khỏe người dân và chất lượng đất nông nghiệp.

Tin mới

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
Định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với địa phương.
Bình Liêu và hành trình xanh hóa vùng biên cương
Bình Liêu đang từng bước khẳng định vị thế của mình, là điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh Quảng Ninh. Hành trình xanh hóa vùng biên cương được triển khai nhiều năm trở lại đây đã mang lại hiệu quả phát triển kinh tế bền vững.