Thứ năm, 09/05/2024 03:39 (GMT+7)
Thứ tư, 02/11/2022 11:09 (GMT+7)

Dính loạt sai phạm, Công ty TSG bị phạt hơn 300 triệu đồng và buộc thu hồi cổ phiếu

Theo dõi KTMT trên

Với các sai phạm liên quan đến hoạt động công bố thông tin, phát hành cổ phiếu tăng vốn, Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng TSG đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 310 triệu đồng.

Chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ nhưng không đăng ký

Quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nêu rõ, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng TSG bị phạt 60 triệu đồng, do báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng TSG đã báo cáo không đúng thời hạn cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) các tài liệu gồm: Báo cáo tài chính quý 2,3,4/2020; Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020; Báo cáo tài chính quý 1,2,3,4/2021; Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021; Báo cáo tài chính quý 1,2/2022; Báo cáo thường niên năm 2020, năm 2021; Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, năm 2022; Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020, Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2021, Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2021.

Dính loạt sai phạm, Công ty TSG bị phạt hơn 300 triệu đồng và buộc thu hồi cổ phiếu - Ảnh 1
ông ty cổ phần Đầu tư và xây dựng TSG bị xử phạt 310 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng TSG còn bị phạt 250 triệu đồng do chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ nhưng không đăng ký với UBCKNN. Theo đó, công ty đã thực hiện đợt phát hành năm 2021 để tăng vốn từ 120 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng nhưng không đăng ký với UBCKNN.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu hoặc lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 8.

Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành, quy định tại điểm a khoản 9 Điều 8 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.

TSG từng dính không ít sai phạm trong phát hành cổ phiếu

Trước đó, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng TSG đã thực hiện 02 đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông (đợt phát hành năm 2017 để tăng vốn từ 12 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng; đợt phát hành năm 2019 để tăng vốn từ 100 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng) nhưng không đăng ký với UBCKNN.

Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng TSG phải thu hồi cổ phiếu đã chào bán và phải hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua cổ phiếu hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu hoặc lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức vi phạm mở tài khoản thu tiền mua cổ phiếu hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư. Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.

Được biết, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng TSG (tên viết tắt: TSG I&C) đổi tên từ Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng MIDECO hoạt động trong lĩnh vực đầu tư bất động sản và xây dựng.

Tiền thân là Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 24/QĐ - MĐC ngày 10/02/1989 của Tổng cục Địa chất, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Địa chất, trực thuộc Bộ Công Nghiệp nặng (nay Bộ Tài Nguyên và Môi trường), sau khi Chính phủ có chủ trương thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Đầu tư Xây dựng TSG được thành lập lại và hoạt động theo Quyết định số 255/QĐ-TCNSĐT ngày 20/5/1993 của Bộ Công nghiệp nặng (nay Bộ Công thương) về việc thành lập lại Công ty trực thuộc Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam.

Ngày 28/11/2005 Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần theo Quyết định số 3902/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 0103012808 đăng ký lần đầu ngày 15/6/2006.

Ngày 22/12/2016, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã tổ chức thành công phiên đấu giá theo lô cổ phần của Công ty, hoàn tất việc thoái toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Sau khi nhận chuyển nhượng lô cổ phần nêu trên, Công ty Cổ phần Đầu tư TSG Việt Nam (TSG Việt Nam Holdings) trở thành cổ đông lớn, sở hữu 9.782.700 cổ phần, chiếm hơn 97,827% cổ phần tại doanh nghiệp này.

Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của TSG Việt Nam Holdings là ông Nguyễn Hồng Thái, vị doanh nhân này sinh năm 1968 từng có nhiều năm gắn bó tại CTCP Hải Phát (Hải Phát Invest – Mã CK: HPX).

Ngoài ra, ông Thái còn đứng tên tại một số doanh nghiệp như: CTCP Vật liệu xây dựng Hà Tây, CTCP Đầu tư Vietasset, CTCP Xi măng Tiên Sơn Hà Tây, CTCP Bất động sản Sài Đồng, Hợp tác xã nông nghiệp Chili Vân Hồ, CTCP Đầu tư và Thương mại TBG, Công ty TNHH Phát triển Vina Phú Gia.

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính và điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng TSG phải thu hồi cổ phiếu đã chào bán và phải hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua cổ phiếu hoặc tiền đặt cọc (nếu có), cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu hoặc lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức vi phạm mở tài khoản thu tiền mua cổ phiếu hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư. Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.

Hà Lan

Bạn đang đọc bài viết Dính loạt sai phạm, Công ty TSG bị phạt hơn 300 triệu đồng và buộc thu hồi cổ phiếu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.

Tin mới

“Xanh hóa” bao bì thực phẩm, nói dễ khó làm!
“Xanh hóa” bao bì thực phẩm không chỉ là xu hướng mà còn là sự chuyển đổi chiến lược của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu về môi trường. Tuy nhiên, quá trình xanh hóa đòi hỏi nguồn vốn, thời gian, cũng như nâng cao trình độ nguồn nhân lực.