Thứ sáu, 04/04/2025 17:34 (GMT+7)
Thứ hai, 27/05/2019 16:29 (GMT+7)

Đỉnh Everest danh giá biến thành bãi rác cao nhất thế giới

Theo dõi KTMT trên

Đỉnh Everest được mệnh danh "nóc nhà" của thế giới, giờ đây biến thành bãi rác khổng lồ, khiến các chuyên gia môi trường nặng đầu.

Đỉnh Everest danh giá biến thành bãi rác cao nhất thế giới - Ảnh 1
Everest ngọn núi cao nhất thế giới.

Rất nhiều chuyên gia môi trường trên thế giới phải thừa nhận rằng "nóc nhà" của thế giới đã biến thành một bãi rác khi mà ngày càng có nhiều người leo lên nó và vứt lại những thứ họ không dùng tới.

Đỉnh Everest danh giá biến thành bãi rác cao nhất thế giới - Ảnh 2
Dù có quy định chặt chẽ, nhưng ban quản lý vẫn không thể kiểm soát được tình trạng xả rác trên đỉnh Everest - (Ảnh: AFP).

Theo thống kê, từ đầu năm 2019 đến nay, ít nhất 600 người đã leo lên Everest. Thế nhưng, mỗi người sau khi chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới này thì những thứ họ để lại không chỉ là những dấu chân mà còn có cả rác. Họ bỏ lại đó các thiết bị, vật dụng leo núi, bình ô-xy, lều huỳnh quang, túi nilon và thậm chí cả chất thải của con người tràn ngập khắp sườn núi lên đến đỉnh núi có độ cao hơn 8.500m.

"Thật kinh tởm, ngọn núi đang gánh chịu hàng tấn rác thải"- Pemba Dorje, người 18 lần leo lên Everest, nói với AFP.

Cùng với đó, việc biến đổi khí hậu làm các dòng sông băng tan chảy cũng khiến cho đống rác tích tụ trên Everest 65 năm qua hiện ra.

Đỉnh Everest danh giá biến thành bãi rác cao nhất thế giới - Ảnh 3
Vỏ hộp, lều huỳnh quang... bị bỏ lại trên Everest - (Ảnh: AFP).

Số lượng rác được thu gom năm 2017 nặng hơn 40 tấn tương đương với 3 xe buýt hai tầng. Tuy nhiên việc ô nhiễm rác thải trên đỉnh Everest sẽ ngày càng nghiêm trọng khi mà việc thương mại hóa hoạt động leo núi Everest đang có xu hướng ngày càng phổ biến.

Từ 5 năm trước, Nepal đã ra quy định mỗi nhóm leo núi phải đóng tiền ký quỹ 4.000 USD và sẽ được hoàn lại nếu mỗi người đem xuống núi ít nhất 8kg rác thải. Ban quản lý phía Tây Tạng cũng yêu cầu những người leo núi đem 8kg rác thải xuống, nếu không họ sẽ bị phạt 100 USD/kg.

Núi Everest (hay còn được gọi là Chomolangma) cao khoảng 8.848 m so với mực nước biển (nó bị giảm độ cao 2,4cm và dịch chuyển 3cm về phía Tây Nam sau trận động đất tại Nepal ngày 25/04/2015), là đỉnh núi cao nhất thế giới. Đường lên đỉnh Everest là biên giới giữa Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc). Việc leo lên đỉnh Everest là một điều vô cùng thú vị nhưng rất gian nan và nguy hiểm, chỉ riêng trong năm nay đã có 10 nhà leo núi thiệt mạng do điều kiện khắc nghiệt tại Everest. Thế nhưng nhờ dãy núi Everest mà quốc gia Nepal đã thu được những khoản phí du lịch không hề nhỏ cho mình.

Bảo Khanh

Bạn đang đọc bài viết Đỉnh Everest danh giá biến thành bãi rác cao nhất thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Kiên định với mục tiêu phát triển xanh
Trong quá trình phát triển, Quảng Ninh luôn thể hiện rõ quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế nhưng gắn chặt với phát triển bền vững.
Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.

Tin mới