Thứ sáu, 26/04/2024 21:04 (GMT+7)
Thứ tư, 29/12/2021 11:00 (GMT+7)

Điều tiết sản xuất để ưu tiên nguồn cung oxy cho ngành y tế

Theo dõi KTMT trên

Do số ca mắc Covid-19 vẫn tăng nên tình trạng thiếu hụt oxy, trong khi các nhà máy, khu công nghiệp phải quay trở lại sản xuất đang khiến nguồn cung oxy không đủ cung cấp cho cả hai hoạt động.

Ở phía Nam đặc biệt là các vùng Tây Nam Bộ và TP.HCM hiện các cơ sở y tế đang gặp khó khăn về nguồn cung oxy so với giai đoạn trước đây. Theo các thống kê sơ bộ, bình quân mỗi ngày tổng nhu cầu oxy cho y tế các tỉnh phía Nam khoảng trên 400 tấn, trong đó riêng TP.HCM khoảng trên 100 tấn, các tỉnh khác mỗi tỉnh khoảng 50 tấn.

Nguyên nhân một phần của sự thiếu hụt này là do số ca nhiễm mới tại các tỉnh vẫn tăng cao, trong khi các hoạt động sản xuất, kinh tế vẫn phải dần hồi phục. Cụ thể, ngày 28/12 TP.HCM có 560 ca mắc mới và số ca mắc của 13 tỉnh Tây Nam Bộ cũng lên tới 5.039 ca.

Điều tiết sản xuất để ưu tiên nguồn cung oxy cho ngành y tế - Ảnh 1
Bệnh nhân thở oxy điều trị tại Bệnh viện hồi sức Covid-19 ở TP.Thủ Đức. (Ảnh: Duyên Phan)

Trong điều kiện bình thường, oxy chủ yếu được sử dụng cho mục đích công nghiệp, hiện nhiều cơ sở, nhà máy, trạm nạp chủ yếu nằm sát và cung ứng trực tiếp bằng đường ống cho các nhà máy công nghiệp. Thời điểm trước tháng 11/2021, do tác động của dịch bệnh, khi sản xuất công nghiệp tạm thời chững lại, nhu cầu oxy cho công nghiệp thấp, các cơ sở sản xuất, cung ứng có thể đảm bảo lượng oxy cấp cho y tế.

Mặt khác, khi nền kinh tế đang vận hành trở lại trong lúc dịch bệnh có diễn biến lan rộng, phức tạp, nhu cầu oxy cho điều trị tăng nhanh, đột biến cùng áp lực từ việc sản xuất, kinh doanh theo các đơn hàng, hợp đồng kinh tế đã ràng buộc và hạn chế việc cung ứng oxy cho y tế. Đây cũng là khó khăn lớn cho các đơn vị sản xuất, cung ứng và sử dụng oxy.

Dự đoán được tình hình này, ngay từ tháng 7/2021, Bộ Công Thương đã chủ động triển khai sớm các giải pháp, trong đó cử đại diện tham gia Tổ oxy do Bộ Y tế chủ trì. Theo đó Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát, cung cấp đầy đủ số liệu về sản xuất, cung ứng oxy theo đề nghị của Bộ Y tế để cập nhật trong phần mềm và công tác điều phối của Bộ Y tế và Tổ oxy.

Bộ Công Thương cũng có các văn bản chỉ đạo điều hành đến EVN trong việc cung ứng điện phục vụ sản xuất, hỗ trợ xử lý khó khăn theo thẩm quyền và phối hợp, xử lý các kiến nghị từ Bộ Y tế tại Công văn số 10733/BYT- TB ngày 17/12/2021.

Cùng với đó, kiến nghị các doanh nghiệp sản xuất khí, các nhà sản xuất công nghiệp, thực phẩm…, đặc biệt là các đơn vị sản xuất thép tại khu vực miền Nam, Tây Nam Bộ giảm tiêu thụ oxy, chia sẻ với ngành y tế vì mục đích nhân đạo và có giải pháp phù hợp để có thể tăng sản lượng khí oxy y tế phục vụ công tác cứu chữa người bệnh Covid-19.

Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường kiểm soát chặt chẽ, không để tình trạng găm hàng, nâng giá, ép giá đối với mặt hàng oxy lỏng. Ngoài ra, Bộ Công Thương tiếp tục liên hệ với các

Mặt khác, Bộ Công Thương tiếp tục liên hệ với các công ty sản xuất, vận chuyển như Sovigaz, Messer, Thanhgas… để điều phối việc cung cấp oxy lỏng cho các cơ sở y tế đang gặp tình trạng thiếu hụt.

Điều tiết sản xuất để ưu tiên nguồn cung oxy cho ngành y tế - Ảnh 2
Khó khăn về nguồn cung oxy y tế tại TP.HCM. (Ảnh: VTCNews)

Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, Công ty TNHH MTV Hơi kỹ nghệ Que hàn (Sovigaz), đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã cam kết dừng toàn bộ việc cung cấp oxy lỏng của các lĩnh vực khác để cung cấp cho y tế cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ và TP.HCM với sản lượng 115 tấn/ngày. Ngày 28/12 cũng sẽ có khoảng 50 tấn được vận chuyển từ miền Bắc “chi viện” tới TP.HCM để phân phối cho các bệnh viện.

Bộ Công Thương cũng mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục đồng hành chia sẻ, ưu tiên cung ứng tối đa oxy cho mục đích y tế để đảm bảo hướng tới mục tiêu cung ứng 500 tấn/ngày và sẽ điều tiết trong suốt quá trình và tin tưởng sự hỗ trợ từ Bộ GTVT, Bộ Công an, Bộ KHCN… để công tác vận chuyển được thông suốt.

Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) Nguyễn Văn Thanh, việc vận chuyển giữa các vùng, miền chỉ là một trong các giải pháp tạm thời nhằm đảm bảo chia sẻ, luân chuyển trong điều kiện thiếu oxy cục bộ nhưng vẫn phải nhanh, an toàn, hỗ trợ điều trị cứu sống nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên giải pháp này vẫn cần tính đến, duy trì trong suốt quá trình chống dịch, kể cả việc vận chuyển theo chiều ngược lại.

Theo tính toán của Bộ Công Thương, về lâu dài Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các địa phương để nắm bắt sát hơn nhu cầu sử dụng, thống nhất, chủ động giải pháp đảm bảo nguồn cung oxy cho các cơ sở y tế. Cơ quan này cũng sẽ chỉ đạo, hỗ trợ các đơn vị sản xuất sớm đưa các dự án đang xây dựng vào hoạt động, đẩy mạnh sản xuất tối đa oxy y tế theo công suất, giữa các địa phương xây dựng điều tiết phương án vận chuyển hợp lý.

Bùi Hằng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Điều tiết sản xuất để ưu tiên nguồn cung oxy cho ngành y tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo sớm thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn hàng ngày trong điều kiện thời tiết bình thường. Đáng chú ý sẽ nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Việt Nam quyết tâm sản xuất hydrogen xanh
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin mới