Thứ ba, 16/04/2024 18:28 (GMT+7)
Thứ sáu, 27/08/2021 14:15 (GMT+7)

Điện thoại thông minh đang hủy hoại môi trường sống

Theo dõi KTMT trên

Việc sản xuất và sử dụng điện thoại thông minh đang mang đến nhiều tác động xấu cho Trái Đất, bao gồm thải khí carbon, sử dụng và phá hủy tài nguyên thiên nhiên.

Thiết bị nhỏ, hiểm họa to

Với hầu hết mọi hoạt động công nghiệp của con người ngày nay đều phát ra khí thải nhà kính, nên cũng không quá ngạc nhiên khi biết rằng việc sản xuất và sử dụng điện thoại thông minh cũng để lại nhiều dấu ấn xấu cho Trái Đất, bao gồm thải khí carbon, sử dụng và phá hủy tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, với smartphone mọi thứ trông càng tệ hơn vì quy mô và tốc độ ảnh hưởng đang tăng nhanh chóng.

Một nghiên cứu của Đại học McMaster ở Canada chỉ ra rằng, điện thoại thông minh và trung tâm dữ liệu sẽ là những công nghệ truyền thông và thông tin gây tổn hại nhất cho môi trường vào năm 2040.

Điện thoại thông minh đang hủy hoại môi trường sống - Ảnh 1
Điện thoại thông minh sẽ mang đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. (Ảnh minh họa)

Ông Lotfi Belkhir, phó giáo sư của McMaster cho biết: "Chúng tôi thấy rằng ngành ICT nói chung đã phát triển nhưng nó vẫn ngày càng gia tăng. Ngày nay mức ô nhiễm mà ICT tạo ra chỉ chiếm khoảng 1,5%, nhưng nếu xu hướng này tiếp tục diễn, ICT sẽ chiếm tới 14% trên toàn toàn cầu vào năm 2040, hay tỉ lệ ô nhiễm bằng khoảng một nửa toàn bộ ngành giao thông trên toàn thế giới gây ra.

Đối với mỗi tin nhắn văn bản, mỗi cuộc gọi điện thoại, mỗi video bạn tải lên hoặc tải xuống, có một trung tâm dữ liệu sẽ thực hiện điều hành thao tác này. Các mạng viễn thông và các trung tâm dữ liệu tiêu thụ rất nhiều năng lượng để phục vụ bạn và hầu hết các trung tâm dữ liệu vẫn tiếp tục được cung cấp năng lượng nhờ nguồn điện sinh ra từ nhiên liệu hóa thạch. Đó là mức tiêu thụ năng lượng mà chúng ta không thấy".

Ngày nay, sự tiện dụng và đa năng của điện thoại thông minh khiến nó trở thành một vật bất ly thân của hàng chục triệu người trên toàn thế giới, khiến các hoạt động có liên quan smartphone, bao gồm việc sản xuất ra nó, dự đoán sẽ tạo ra một lượng khí thải carbon ở mức 11% trong tổng số lượng khí thải của ngành CNTT vào năm 2020, tương đương 124 triệu tấn CO2.

Lượng khí thải carbon từ điện thoại thông minh không chỉ từ việc sản xuất, mà ngay cả việc sử dụng chúng mỗi ngày. Một nghiên cứu vào năm 2014 đã dự đoán rằng vào năm 2019 này, lượng khí nhà kính thải ra từ việc sạc smartphone sẽ hơn 13 triệu tấn, tương đương với lượng khí thải của 1,1 triệu ô tô.

Trong một báo cáo của tổ chức Greenpeace của Mỹ, người ta thấy rằng từ năm 2007 đến 2017, việc sản xuất điện thoại thông minh toàn cầu đã sử dụng khoảng 968 TWh (Terawatt giờ), con số này tương đương với lượng năng lượng toàn bộ quốc gia lớn thứ 2 về dân số là Ấn Độ đã tiêu thụ trong năm 2014. Con số 968 TWh đó được bắt nguồn phần lớn từ nhiên liệu hóa thạch và khoảng 67% trong số đó có nguồn gốc từ than đá.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Cleaner Production cho thấy, 85% lượng khí thải gây ô nhiễm là do sản xuất điện thoại thông minh gây ra. Để sản xuất ra một chiếc smartphone hoàn chỉnh, người ta khai thác và sử dụng nhiều chất liệu và đây là một quá trình tiêu tốn nhiều năng lượng. Chip và bo mạch chủ của điện thoại thông minh yêu cầu lượng năng lượng cao nhất để sản xuất do chúng được làm bằng kim loại quý được khai thác với chi phí cao.

Hãy là người tiêu dùng thông minh, có ý thức bảo vệ môi trường

Khoảng 78% doanh số điện thoại thông minh đến từ người mua một chiếc điện thoại mới để thay thế thiết bị họ đang sử dụng. Con số này phản ánh văn hóa thoải mái vứt bỏ đồ cũ dù chúng vẫn còn sử dụng tốt tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới.

Một phần lớn văn hóa này được thúc đẩy và tiêm nhiễm vào ý thức người dùng thông qua nỗ lực quảng cáo với kinh phí khổng lồ từ cả nhà sản xuất smartphone lẫn nhà cung cấp dịch vụ di động, nhằm đẩy mạnh doanh thu hàng năm phải tăng liên tục.

Các thương hiệu lớn thường tung ra các mẫu mới để lôi kéo người tiêu dùng thay đổi smartphone của họ. Thậm chí tệ hơn, một số nhà sản xuất còn phân phối ra các bản cập nhật phần mềm làm chậm hiệu suất hoạt động điện thoại, điều mà cả Apple và Samsung đã bị phạt vào năm 2018, nhằm tăng thêm lý do để người dùng phải “ngoan ngoãn” mua điện thoại mới.

Hậu quả của những chiến thuật này là vấn đề ngày càng tăng của chất thải điện tử. Đây là loại rác gia tăng nhanh nhất về số lượng hiện nay, gấp đôi so với nhựa. Trong năm 2021, dự kiến ​​sẽ có hơn 50 triệu tấn chất thải điện tử mà loài người phải đau đầu xử lý.

Chúng ta nên là người tiêu dùng có trách nhiệm bằng cách sử dụng điện thoại thông minh của mình lâu nhất có thể và tái sử dụng chúng cho những mục đích khác.

Các nhà sản xuất cần hỗ trợ và nỗ lực nghiên cứu các công nghệ có thể tái sử dụng các vật liệu có giá trị bên trong những chiếc smartphone cũ, giúp cho thị trường điện thoại thông minh phát triển bền vững hơn.

Những thay đổi, cải thiện mới trên những phiên bản trong tương lai nên tập trung thêm về những yếu tố thân thiện môi trường, chứ không chỉ quá tập trung vào lợi nhuận, từ đó các nguồn lực có giá trị mới có thể được sử dụng hiệu quả.

Minh Dương

Bạn đang đọc bài viết Điện thoại thông minh đang hủy hoại môi trường sống. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
Campuchia quyết tâm xây kênh đào Phù Nam Techo
Thủ tướng Camphuchia Hun Manet khẳng định rằng kênh đào Phù Nam Techo, với chi phí xây dựng 1,7 tỷ USD sẽ chỉ phục vụ việc thúc đẩy nền kinh tế đất nước và không gây ra mối đe dọa an ninh nào cho các quốc gia khác.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023