Thứ sáu, 22/11/2024 09:28 (GMT+7)
Thứ năm, 23/12/2021 12:00 (GMT+7)

"Điểm mặt" những tiềm năng phát triển ngành điện ở Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng khai thác các nguồn năng lượng tự nhiên rất lớn. Những nguồn năng lượng vô tận, không ảnh hưởng đến môi trường đã được Việt Nam tận dụng hết?

Thủy điện

Nổi bật nhất trong số các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam chính là thủy điện. Đây là nguồn năng lượng chính mà các công ty điện lực sử dụng để sản xuất ra điện. Việt Nam có tiềm năng sản xuất điện từ nước rất tốt, tuy nhiên, việc khai thác này chỉ tập trung ở miền Bắc và miền Trung (do địa hình ở miền Nam không có dốc).

Có rất nhiều dự án thủy điện nổi bật ở nước ta như nhà máy thủy điện Sơn La, Hoà Bình, Lai Châu,... Các nhà máy này đã có những đóng góp rất quan trọng trong công cuộc mang điện đến mọi nhà. 

Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có lượng mưa trung bình hàng năm cao, khoảng 1.800 - 2.000 mm. Với địa hình miền Bắc và biên giới miền Tây đồi núi cao, phía Đông là bờ biển dài trên 3.400 km nên nước ta có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, với hơn 3.450 hệ thống. Và với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên tiềm năng thủy điện của nước ta tương đối lớn.

"Điểm mặt" những tiềm năng phát triển ngành điện ở Việt Nam - Ảnh 1
Ở nước ta, thủy điện chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản xuất điện. (Ảnh minh họa)

Theo tính toán lý thuyết, tổng công suất thủy điện của nước ta vào khoảng 35.000 MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam. Tiềm năng kỹ thuật (tiềm năng có thể khai thác khả thi) vào khoảng 26.000 MW, tương ứng với gần 970 dự án được quy hoạch, hàng năm có thể sản xuất hơn 100 tỷ kWh, trong đó nói riêng thủy điện nhỏ có tới 800 dự án, với tổng điện năng khoảng 15 - 20 tỉ kWh/năm.

Ở nước ta, thủy điện chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu sản xuất điện. Hiện nay, mặc dù ngành điện đã phát triển đa dạng hóa nguồn điện, nhưng thủy điện vẫn đang chiếm một tỷ trọng đáng kể. Năm 2014, thủy điện chiếm khoảng 32% trong tổng sản xuất điện. Theo dự báo của Quy họach điện VII (QHĐ VII) thì đến các năm 2020 và 2030 tỷ trọng thủy điện vẫn còn khá cao, tương ứng là 23%.

Ngoài mục tiêu phát điện, các nhà máy thủy điện còn có nhiệm vụ cắt và chống lũ cho hạ du trong mùa mưa bão, đồng thời cung cấp nước phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh trong mùa khô.

Điện gió

Điện gió là nguồn năng lượng tái tạo vô cùng dồi dào đối với Việt Nam nói riêng cũng như ở các nước khác nói chung. Điện gió tại Việt Nam đang được nhà nước khuyến khích phát triển để bổ sung nguồn điện cho mạng lưới điện trên toàn quốc. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển trải dài hơn 3.000 km, vì vậy tiềm năng phát triển năng lượng gió tại Việt Nam vô cùng lớn.

"Điểm mặt" những tiềm năng phát triển ngành điện ở Việt Nam - Ảnh 2
Điện gió là nguồn năng lượng tái tạo vô cùng dồi dào đối với Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Căn cứ vào những điều kiện tự nhiên mà thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam. Ngân hàng Thế giới đã đánh giá Việt Nam là nước có tiềm năm gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65 m, tương đương công suất 512 GW.

Trang trại gió lớn nhất tại Việt Nam được xây dựng ở tỉnh Bình Thuận. Tiếp sau đó có các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Ninh Thuận,...

Cũng như nước, năng lượng gió gần như vô tận và khi sản xuất điện, nó không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tùy vào mùa gió mà công suất hoạt động của các trang trại gió trong năm sẽ khác nhau. 

Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng vô tận và cũng không khó để sử dụng. Không giống như thủy điện và gió cần phải xây dựng một nhà máy hay một trang trại để khai thác, bạn có thể sử dụng năng lượng mặt trời ngay tại nhà. Để sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên này, bạn cần có một hệ thống pin năng lượng mặt trời. Ngày nay, các hệ thống này đang được kinh doanh rất phổ biến trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau. 

"Điểm mặt" những tiềm năng phát triển ngành điện ở Việt Nam - Ảnh 3
Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng vô tận. (Ảnh minh họa)

Việt Nam ta có một ưu điểm rất nổi bật trong khai thác năng lượng mặt trời chính là số giờ nắng ở nước ta dao động từ 1500-1700 giờ. Ở các miền nắng nóng hơn như miền Nam thì số giờ nắng có thể lên đến hơn 2.200 giờ.

Do nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất, trong sinh hoạt ngày càng tăng lên nhanh chóng nên nguồn năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt, giá thành cao: Than đá, dầu mỏ… Vì thế, nguồn năng lượng thay thế được đánh giá cao nhất mà các nhà khoa học đang hướng tới là nguồn năng lượng mặt trời.

Việc khai thác nguồn năng lượng này không chỉ đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng điện năng của con người thời hiện đại mà còn giúp tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tiềm năng năng lượng mặt trời tại Việt Nam được đánh giá cực lớn. Vị trí địa lý nước ta nằm trải dài từ vĩ độ 23023 độ Bắc đến 8027 độ Bắc, thuộc khu vực có cường độ bức xạ mặt trời khá cao. Đặc biệt các tỉnh thành: TP.HCM, các tỉnh vùng Tây Bắc như Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa… nhận lượng bức xạ lớn quanh năm.

Theo phân tích của các chuyên gia, năng lượng mặt trời của Việt Nam có sẵn quanh năm, ổn định, phân bố khắp các vùng miền của cả nước. Riêng miền Nam và miền Trung mỗi năm có khoảng 300 ngày nắng. Đây là nguồn năng lượng lớn, năng lượng sạch an toàn nhưng chưa được khai thác tương xứng. Số hộ dân, số doanh nghiệp sử dụng điện năng lượng mặt trời vào trong sinh hoạt, trong sản xuất vẫn còn rất hạn chế.

Điện rác

Với tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng thì tiềm năng khai thác năng lượng từ chất thải rắn ngày càng lớn. Mỗi ngày, đô thị thải ra trung bình 35.000 tấn rác thải rắn và nông thôn thì thải ra 34.000 tấn.

"Điểm mặt" những tiềm năng phát triển ngành điện ở Việt Nam - Ảnh 4
Chuyển hóa chất thải rắn thành năng lượng điện. (Ảnh minh họa)

Với con số rác thải quá lớn này, chúng ta cần phải làm một điều gì đó để biến chúng thành năng lượng có ít. Điều này đã dẫn đến ý tưởng chuyển hóa chúng thành năng lượng điện. Đây là một giải pháp thông minh, vừa giúp giảm ô nhiễm môi trường, vừa giúp phát triển kinh tế quốc gia.

Hiện nay, tại Việt Nam có các nhà máy điện chất thải rắn ở Gò Cát, Nam Sơn, Cần Thơ,... Tuy các nhà máy này không cho công suất lớn như nước và gió, nhưng chúng cũng góp phần tiết kiệm năng lượng cho Nhà nước và tăng lượng điện được sản xuất ra. Một điều đáng chú ý hơn là với cách sản xuất điện này, lượng rác thải sẽ không còn vô nghĩa và gây ô nhiễm môi trường. Điều này chính là một giải pháp xanh cho môi trường ở Việt Nam.

Năng lượng sinh khối

Năng lượng sinh khối là nguồn năng lượng được sản xuất từ gỗ, các chất thải nông nghiệp, chất thải từ vật nuôi, từ bã thực vật. Nói chung, đây là nguồn năng lượng được sản xuất từ chất thải hữu cơ.

"Điểm mặt" những tiềm năng phát triển ngành điện ở Việt Nam - Ảnh 5
Năng lượng được sản xuất từ chất thải hữu cơ. (Ảnh minh họa)

Ở nước ta, điển hình có nhà máy mía đường Tuyên Quang Hòa. Nhà máy này đã có thể sản xuất điện hòa vào lưới điện quốc gia. Một phần sản lượng điện của nhà máy sẽ dùng cho việc sản xuất nông nghiệp, một phần sản lượng điện còn lại sẽ được kết nối với đường dây điện của Nhà nước. 

Năng lượng sinh khối là một nguồn năng lượng sạch, việc khai thác chúng cũng không mất thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, do nguyên liệu của chúng không thể sản xuất sản lượng điện lớn nên năng lượng sinh khối này chỉ góp một phần rất nhỏ vào hệ thống điện quốc gia. Mặc dù vậy, đây vẫn là một nguồn năng lượng hữu ích và giúp cải thiện hoạt động sản xuất của con người.

Năng lượng tái tạo là các dạng năng lượng thu được từ môi trường tự nhiên hoặc từ các nguồn có thể được bổ sung một cách tự nhiên. Năng lượng gió và năng lượng mặt trời là một thí dụ về nguồn năng lượng vô tận, không ảnh hưởng đến môi trường khi khai thác hay nói cách khác, đây là 2 nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.

Tài nguyên tái tạo, bao gồm năng lượng mặt trời, gió, thác nước, sức nóng của Trái Đất (địa nhiệt), sinh khối, sóng, dòng hải lưu, chênh lệch nhiệt độ trong đại dương và năng lượng thủy triều. Về cơ bản, quá trình biến đổi nguồn năng lượng tự nhiên thành năng lượng tái tạo là bằng cách sử dụng các thiết bị kỹ thuật chuyển đổi năng lượng.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết "Điểm mặt" những tiềm năng phát triển ngành điện ở Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.