Thứ năm, 25/04/2024 17:25 (GMT+7)
Thứ sáu, 29/07/2022 06:55 (GMT+7)

Đến giờ vẫn chưa làm tài khoản định danh điện tử thì có bị phạt hay không?

Theo dõi KTMT trên

Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắm SMS cho cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.

Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), việc đăng ký tài khoản định danh điện tử hiện nay chưa bắt buộc nhưng khuyến khích công dân nên làm. Sau này các dịch vụ công đều sẽ thực hiện thông qua định danh điện tử, nên công dân có tài khoản định danh điện tử sẽ thuận tiện hơn khi thực hiện các dịch vụ công. Chính vì vậy, công dân chưa làm tài khoản định điện tử thì sẽ không bị phạt.

Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), tài khoản định danh điện tử bao gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân) và mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân).

Đến giờ vẫn chưa làm tài khoản định danh điện tử thì có bị phạt hay không? - Ảnh 1
Tài khoản định danh điện tử giúp công dân có thể ngồi tại nhà để thực hiện nhiều dịch vụ công, các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… (Ảnh: minh họa)

Tài khoản định danh điện tử được Bộ Công an xác thực thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo tính chính xác, duy nhất và không thể giả mạo.

Những ai được làm tài khoản định danh điện tử

Theo Quyết định 34/2021 của Thủ tướng, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng định danh điện tử. Đối với cá nhân chưa đủ 14 tuổi thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Cách đăng ký tài khoản định danh điện tử

Cách 1: Đăng ký tài khoản định danh điện tử trực tiếp tại cơ quan Công an.

Công dân đến cơ quan Công an quận/huyện/tỉnh/thành phố làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân (CCCD) gắn chip thì có thể thực hiện đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử và cung cấp các thông tin theo 3 bước.

Bước 1: Công dân thông báo với cán bộ về việc làm hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử. Thông tin đăng ký bao gồm: Số điện thoại, địa chỉ hòm thư điện tử (email). Công dân có thể cung cấp thêm các thông tin về người phụ thuộc cùng giấy tờ kèm theo (nếu công dân có nhu cầu tích hợp các thông tin này vào hồ sơ đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử).

Trường hợp công dân có nhu cầu đăng ký tích hợp các thông tin hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…thì mang thêm các loại giấy tờ gốc để đối chiếu.

Bước 2: Công dân thực hiện làm hồ sơ cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân gắn chip điện tử bao gồm thông tin nhân thân/thân nhân cùng thông tin sinh trắc.

Bước 3: Cán bộ tiếp tục xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân gắn chip theo đúng quy trình cấp căn cước công dân.

Cách 2: Đăng ký tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VneID.

Bước 1: Tải ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia (VNeID) từ App Store và Google Play Store về điện thoại.

Bước 2: Tại ứng dụng VNeID, người dân cần kê khai các thông tin gồm số định danh cá nhân (12 chữ số trên thẻ CCCD) và số điện thoại để kích hoạt tài khoản.

Kết quả phê duyệt tài khoản sẽ được gửi qua tin nhắn SMS, công dân vào ứng dụng, kích hoạt và sử dụng.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Đến giờ vẫn chưa làm tài khoản định danh điện tử thì có bị phạt hay không?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.